Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Chân trời bài 15: Các phương pháp tách kim loại (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời sáng tạo bài 15: Các phương pháp tách kim loại (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên tắc điều chế kim loại là 

  • A. khử ion kim loại thành nguyên tử.    
  • B. oxi hóa ion kim loại thành nguyên tử. 
  • C. khử nguyên tử kim loại thành ion.     
  • D. oxi hóa nguyên tử kim loại thành ion. 

Câu 2: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là CO?

  • A. Ca. 
  • B. K.  
  • C. Cu. 
  • D. Ba.

Câu 3: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện? 

  • A. Cu. 
  • B. Na. 
  • C. Ca. 
  • D. Mg. 

Câu 4: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

  • A. Fe. 
  • B. Na.
  • C. Cu. 
  • D. Ag.

Câu 5: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là

  • A. điện phân dung dịch.              
  • B. điện phân nóng chảy.
  • C. nhiệt luyện.                  
  • D. thủy luyện.

Câu 6: Quặng nào dưới đây là có thành phần chính của sắt?

  • A. Dolomite
  • B. Hematite
  • C. Galenite
  • D. Magnesite

Câu 7: Quặng nào dưới đây chứa đồng?

  • A. Dolomite
  • B. Chalcopyrite
  • C. Bauxite
  • D. Magnesite

Câu 8: Bauxite là quặng chính của kim loại nào?

  • A. Aluminum.
  • B. Iron.
  • C. Copper.
  • D. Zinc.

Câu 9: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là

  • A. Al và Mg.         
  • B. Na và Fe. 
  • C. Cu và Ag.         
  • D. Mg và Zn.

Câu 10: Trong tự nhiên, hầu hết kim loại tồn tại ở dạng nào?

  • A. Đơn chất.
  • B. Hợp chất.
  • C. Hợp kim.
  • D. Gốc tự do.

Câu 11: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là H2?

  • A. K.  
  • B. Na. 
  • C. Fe. 
  • D. Ca.

Câu 12: Ở nhiệt độ cao, chất nào sau đây không khử được Fe2O3?

  • A. H2
  • B. CO.         
  • C. Al. 
  • D. CO2.

Câu 13: Quá trình tái chế kim loại thường bao gồm các bước nào?

  • A. Thu gom, phân loại, chế biến và sản xuất
  • B. Khai thác, nấu chảy và tạo hình
  • C. Thu gom, xử lý, tiêu hủy và tái chế
  • D. Tinh chế, nấu chảy và phân phối

Câu 14: Nhu cầu tái chế kim loại trong công nghiệp là:

  • A. Không cần thiết
  • B. Đang giảm
  • C. Tăng lên vì lợi ích kinh tế và môi trường
  • D. Chỉ áp dụng cho kim loại quý hiếm

Câu 15: Những kim loại nào thường có giá trị cao và thường được thu hồi từ các thiết bị điện tử?

  • A. Sắt và nhôm
  • B. Vàng và bạc
  • C. Đồng và kẽm
  • D. Platin và palladium

Câu 16: Tiến hành các thí nghiệm sau

(1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3;

(2) Cho Fe Vào dung dịch Fe2(SO4)3;

(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4;

(4) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng.

Các thí nghiệm có tạo thành kim loại là

  • A. (3) và (4). 
  • B. (1) và (2). 
  • C. (2) và (3). 
  • D. (1) và (4).

Câu 17: Kim loại nào dưới đây có thể được tái chế không giới hạn số lần mà không làm giảm chất lượng?

  • A. Đồng
  • B. Nhôm
  • C. Platin
  • D. Vàng

Câu 18: Cho các chất sau đây : NaOH, Na2CO3, NaCl, NaNO3 và Na2SO4. Có bao nhiêu chất điều chế được Na chỉ băng 1 phản ứng ?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 19: Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm

  • A. MgO, Fe, Cu   
  • B. Mg, Fe, Cu,
  • C. MgO, Fe3O4, Cu,   
  • D. Mg, FeO, Cu.

Câu 20: Cho 1,12 gam bột Fe và 0,24 gam bột Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4, khuấy nhẹ cho đen hết màu xanh, nhận thấy khối lượng kim loại sau phàn ứng là 1,76 gam. Nồng độ dung dịch CuSO4 trước phản ứng là

  • A. 0,01 M   
  • B.0,02M 
  • D. 0,04M

Câu 21: Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được 2,479 lít hỗn hợp khí X gồm CO2, CO và H2 (đo ở đkc). Dẫn X qua hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 dư nung nóng thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn Y qua dung dịch Ca(OH)2 dư, lọc bỏ kết tủa thấy khối lượng dung dịch giảm 1,16 gam. Khối lượng kim loại có trong m là

  • A. 5,12 gam.     
  • B. 1,44 gam.   
  • C. 6,4 gam.   
  • D. 2,7 gam.

Câu 22: Điện phân 1 lit dung dịch có chứa 18,8 gam Cu(NO3)2 và 29,8 gam KCl bằng điện cực trơ, có màng ngăn xốp. Sau 1 thời gian thấy khối lượng dung dịch giảm 34,3 gam so với ban đầu. Coi thể tích dung dịch không đổi trong quá trình điện phân, nồng độ các chất trong dung dịch sau khi điện phân là

  • A. KCl 0,1M; KNO3 0,2M ; KOH 0,1M,
  • B. KNO3 0,1 M ; KCl 0,2 M
  • C. KCl 0,05M ; KNO3 0,2M ; KOH 0,15M.
  • D. KNO3 0,2M , KOH 0,2M.

Câu 23: Một nhóm học sinh đã đề xuất các cách điều chế Ag từ AgNO3 như sau :

(1) Cho kẽm tác dụng với dung dịch AgNO3.

(2) Điện phân dung dịch AgNO3.

(3) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch NaOH sau đó thu lấy kết tủa đem nhiệt phân.

(4) Nhiệt phân AgNO3.

Trong các cách điều chế trên, có bao nhiêu cách có thể áp dụng để điều chế Ag từ AgNO3 ?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác