Câu hỏi tự luận Hóa học 12 Chân trời bài 15: Các phương pháp tách kim loại

Câu hỏi tự luận Hóa học 12 chân trời sáng tạo bài 15: Các phương pháp tách kim loại. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hóa học 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Nêu các dạng tồn tại của kim loại trong tự nhiên.

Câu 2: Nêu nguyên tắc tách kim loại.

Câu 3: Nêu các phương pháp tách kim loại mà em biết.

Câu 4: Nêu mục đích của việc tái chế kim loại.

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Dựa vào độ hoạt động hoá học hoặc giá trị thế điện cực chuẩn, giải thích vì sao vàng, bạc có thể tồn tại ở dạng đơn chất trong tự nhiên. 

Câu 2: Theo em, có nên dùng nhôm tái chế để chế tạo các dụng cụ nhà bếp (xoong, chảo, thau,…) hoặc dụng cụ y tế không? Vì sao?

Câu 3: Khi thực hiện điện phân nóng chảy Al2O3, tại sao phải thay cực dương của bình điện phân sau một thời gian? Viết các phương trình hoá học để giải thích.

Câu 4: Trong phản ứng tách kim loại từ ZnO bằng C theo phương pháp nhiệt luyện, kẽm sinh ra ở thể nào? Vì sao?

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 cần vừa đủ 4,704 lít khí CO (đktc). Giá trị của m là bao nhiêu?

Câu 2: Trộn 0,54 gam bột nhôm với hỗn hợp gồm bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp A. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3. Thể tích khí NO (ở đktc) là bao nhiêu?

Câu 3: Cho thanh sắt Fe vào dung dịch X chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,2 mol Cu(NO3)2. Khi thấy thanh kim loại tăng lên 8,8 gam thì dừng lại. Tính khối lượng kim loại bám vào thanh sắt.

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm KCl và CuSO4 vào nước, thu được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ màng ngăn xốp, đến khi H2O  bị điện phân tại cả 2 điện cực thì dừng điện phân. Số mol khí ở anot thoát ra bằng 4 lần số mol khí thoát ra tại catot. Phần trăm khối lượng của CuSO4 trong X là bao nhiêu?

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Điện phân dung dịch X gồm FeCl2 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) với điện cực trơ màng ngăn xốp thu được dung dịch Y chứa hai chất tan, biết khối lượng dung dịch X lớn hơn khối lượng dịch Y là 4,54 gam. Dung dịch Y hòa tan tối đa 0,54 gam Al. Mặt khác dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được m gam kết tủa. Tính m.

Câu 2: Điện phân 1 lít dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,6M và FeCl3 0,4M cho đến khi anode thoát ra 17,92 lít khí (đktc) thì dừng lại. Nhấc cathode ra khỏi bình điện phân, rồi khuấy đều dung dịch còn lại để phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có khí thoát ra và thu được dung dịch Y có khối lượng giảm m gam so với dung dịch X. Giả thiết kim loại sinh ra đều bám vào catot, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị gần nhất của m là bao nhiêu?

Câu 3: Điện phân dung dịch chứa 17,55 gam NaCl và a gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được dung dịch X và khối lượng dung dịch giảm 32,25 gam. Cho thanh sắt vào dung dịch X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt giảm 3,9 gam và thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của a là?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận Hóa học 12 chân trời sáng tạo bài 15: Các phương pháp tách kim loại, Bài tập Ôn tập Hóa học 12 chân trời sáng tạo bài 15: Các phương pháp tách kim loại, câu hỏi ôn tập 4 mức độ Hóa học 12 CTST bài 15: Các phương pháp tách kim loại

Bình luận

Giải bài tập những môn khác