Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Chân trời bài 13: Điện phân (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời sáng tạo bài 13: Điện phân (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ có màng ngăn), ở cực âm (cathode) xảy ra

  • A. sự oxi hoá cation Na+.            
  • B. sự oxi hoá phân tử H2O.
  • C. sự khử phân tử H2O.              
  • D. sự khử cation Na+.

Câu 2: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại cathode xảy ra

  • A. sự khử ion Cl-.   
  • B. sự oxi hoá ion Cl-.
  • C. sự oxi hoá ion Na+.                 
  • D. sự khử ion Na +.

Câu 3: Khi điện phân CaCl2 nóng chảy (điện cực trơ), tại cực dương xảy ra

  • A. sự khử ion  .                 
  • B. sự khử ion Ca2+
  • C. sự oxi hoá ion Ca2+.                
  • D. sự oxi hoá ion  .

Câu 4: Sự điện phân là quá trình 

  • A. Oxi hóa – khử. 
  • B. Oxi hóa. 
  • C. Khử. 
  • D. Điện ly. 

Câu 5: Trong các dung dịch điện phân điện phân, các ion mang điện tích âm là

  • A. gốc acid và ion kim loại.
  • B. gốc acid và ion hydroxide.
  • C. ion kim loại và base.
  • D. chỉ có ion hydroxide.

Câu 6: NaCl và KOH đều là chất điện phân. Khi tan trong dung dịch điện phân thì

  • A. Na + và K + là cation            
  • B. Na+ và OH- là cation
  • C. Na+ và Cllà cation             
  • D. OH- và Cllà cation

Câu 7: Hiện tượng điện phân không ứng dụng để

  • A. đúc điện             
  • B. mạ điện
  • C. sơn tĩnh điện           
  • D. luyện nhôm

Câu 8: Điện phân nóng chảy NaCl, ở cathode thu được chất nào sau đây?

  • A. HCl.       
  • B. Cl2.         
  • C. Na.          
  • D. NaOH.

Câu 9: Khi điện phân nóng chảy của KCl, chất nào sau đây được tạo ra ở cực dương?

  • A. K
  • B. Cl
  • C. Cl2
  • D. KCl

Câu 10: Điện phân dung dịch NaCl được sử dụng để sản xuất chất nào dưới đây?

  • A. NaOH
  • B. H2SO4
  • C. NH3
  • D. H2O2

Câu 11: Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là

  • A. K và Cl2.            
  • B. K, H2 và Cl2.      
  • C. KOH, H2 và Cl2.           
  • D. KOH, O2 và HCl.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm, electron đi về anode và ion dương đi về cathode.
  • B. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các electron đi về anode và các ion dương đi về cathode.
  • C. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các iôn âm đi về anode và các ion dương đi về cathode.
  • D. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các electron đi về từ cathode về anode, khi cathode bị nung nóng.

Câu 13: Nguyên nhân làm xuất hiện các hạt mang điện tự do trong chất điện phân là do

  • A. sự tăng nhiệt độ của chất điện phân
  • B. sự chênh lệch điện thế giữa hai điện cực
  • C. sự phân li các phân tử chất tan trong dung môi
  • D. sự trao đổi electron với các điện cực

Câu 14: Bản chất dòng điện trong chất điện phân là

  • A. dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường
  • B. dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường
  • C. dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường
  • D. dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau

Câu 15: Khi điện phân nóng chảy muối của kim loại kiềm thì

  • A. cả ion của gốc axit và ion kim loại đều dịch chuyển về cực dương
  • B. cả ion của gốc axit và ion kim loại đều dịch chuyển về cực âm
  • C. ion kim loại dịch chuyển về cực dương, ion của gốc axit dịch chuyển về cực âm
  • D. ion kim loại dịch chuyển về cực âm, ion của gốc axit dịch chuyển về cực dương

Câu 16: Trong các trường hợp sau đây, hiện tượng dương cực tan không xảy ra khi

  • A. điện phân dung dịch bạc clorua với cực dương là bạc
  • B. điện phân sulfuric acid với cực dương là đồng
  • C. điện phân dung dịch muối copper (II) sulfate với cực dương là graphite (than chì)
  • D. điện phân dung dịch niken sunfat với cực dương là niken

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cách mạ một huy chương bạc?

  • A. Dùng muối AgNO3.
  • B. Đặt huy chương ở giữa anode và cathode.
  • C. Dùng anode bằng bạc.
  • D. Dùng huy chương làm cathode.

Câu 18: Khi điện phân dung dịch (có màng ngăn) gồm NaCl, HCl, CuCl2 và quỳ tím. Màu của dung dịch biến đổi ra sao khi điện phân đến khi hết NaCl? 

  • A. Tím  → đỏ → xanh.              
  • B. Tím →  xanh → đỏ. 
  • C. Đỏ  → tím →  xanh.               
  • D. Xanh →  đỏ → tím. 

Câu 19: Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol, đến khi ở cathode xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu được ở anode là

  • A. khí Cl2 và H2.    
  • B. khí Cl2 và O2.     
  • C. chỉ có khí Cl2.    
  • D. khí H2 và O2.

Câu 20: Điện phân dung dịch ZnSO4 với điện cực bằng đồng chủ yếu được sử dụng để:

  • A. Tinh chế kẽm
  • B. Sản xuất Zn
  • C. Tinh chế đồng
  • D. Sản xuất SO2

Câu 21: Điện phân 100 ml dung dịch CuSO4 1M với điện cực trơ, cường độ dòng điện là 5A trong thời gian 25 phút 44 giây thì dừng lại. Khối lượng dung dịch giảm sau điện phân là

  • A. 2,88 gam.
  • B. 3,84 gam.
  • C. 2,56 gam.
  • D. 3,20 gam.

Câu 22: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphthalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO42- không bị điện phân trong dung dịch)

  • A. b > 2a.     
  • B. b = 2a.     
  • C. b < 2a.     
  • D. 2b = a.

Câu 23: Tiến hành điện phân (với điện cực trơ) V ml dung dịch CuCl2 0,5M. Khi dừng điện phân thu được dung dịch X và 1,85925 lít khí Cl2 (đkc) duy nhất ở anode. Toàn bộ dung dịch X tác dụng vừa đủ với 12,6 gam Fe. Giá trị của V là

  • A.150.         
  • B. 600.         
  • C. 450.         
  • D. 800.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác