Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Carbohydrate

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm hóa học 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Carbohydrate có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chất nào sau đây là một disaccharide?

  • A. Saccharose.
  • B. Fructose.
  • C. Cellulose.             
  • D. Glucose.

Câu 2: Công thức hoá học chung của carbohydrate là:

  • A. Cn(H2O)m             
  • B. (CH2O)n.
  • C. (CH2)mOn.             
  • D. CnHmOm.

Câu 3: Hai chất đồng phân của nhau là

  • A. glucose và maltose.                                   
  • B. fructose và glucose.     
  • C. fructose và maltose.                                 
  • D. saccharose và glucose.

Câu 4: Carbohydrate nào sau đây kém tan trong nước lạnh nhưng tan được trong nước nóng tạo dung dịch keo, nhớt?

  • A. Glucose.                      
  • B. Tinh bột.           
  • C. Cellulose.                              
  • D. Saccharose.

Câu 5: Polysaccharide mạch phân nhánh, có nhiều trong các loại ngũ cốc, thường được sử dụng là lương thực là

  • A. cellulose.                               
  • B. amylose.            
  • C. amylopectin.                                    
  • D. glycogen.

Câu 6: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Bông là ...(1)... gần như tinh khiết. Phân tử ...(2)... gồm các đơn vị glucose liên kết với nhau bằng liên kết ...(3)... tạo thành mạch dài.

  • A. tinh bột – cellulose – β-1,3-glycoside.                
  • B. cellulose – cellulose – β-1,3-glycoside
  • C. cellulose – cellulose – β-1,4-glycoside                
  • D. cellulose – cellulose – β-1,2-glycoside

Câu 7: Công thức nào sau đây là của cellulose?

  • A. [C6H7O2(OH)3]n.        
  • B. [C6H8O2(OH)3]n.         
  • C. [C6H7O3(OH)3]n.         
  • D. [C6H5O2(OH)3]n.

Câu 8: Trong các chất dưới đây, chất nào không được tạo thành chỉ từ các đơn vị glucose?

  • A. Maltose.
  • B. Saccharose.
  • C. Tinh bột.
  • D. Cellulose.

Câu 9: Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của glucose?

  • A. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực.     
  • B. Tráng gương, tráng phích.
  • C. Nguyên liệu sản xuất C2H5OH.   
  • D. Nguyên liệu sản xuất PVC.

Câu 10: Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong là:

  • A. Glucose.
  • B. Fructose.
  • C. Maltose.
  • D. Saccharose.

Câu 11: Enzyme amylase chỉ có tác dụng thuỷ phân liên kết α-glycoside giữa các đơn vị glucose. Chất nào dưới đây không chịu tác động của enzyme amylase?

  • A. Cellulose.                                        
  • B. Amylose.
  • C. Amylopectin.                                  
  • D. Glycogen.

Câu 12: Số phát biểu đúng là:

(a) Glucose và fructose đều có công thức phân tử là C6H12O6.

(b) Phân tử glucose và fructose đều có chứa nhóm chức hydroxy và nhóm chức carboxyl.

(c) Ở dạng mạch hở, trong phân tử glucose và fructose đều có nhóm carbonyl.

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3

Câu 13: Monosaccharide X được dùng trong công nghiệp để tráng bạc lên bề mặt thuỷ tinh trong sản xuất ruột phích. Cùng với Ag, sản phẩm hữu cơ được tạo thành khi cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3

  • A. ammonium carbonate. 
  • B. ammonium gluconate. 
  • C. gluconic acid.    
  • D. khí carbon dioxide.

Câu 14: Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau là

(a) Fructose có công thức phân tử là C6H10O5.

(b) Trong phân tử fructose có 5 nhóm –OH (alcohol) và một nhóm >C =O (ketone).

(c) Fructose có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. 

(d) Fructose được tạo thành trong phản ứng thuỷ phân tinh bột.

  • A. 1.                      
  • B. 2.                       
  • C. 3.                       
  • D. 4.

Câu 15: Chất nào dưới đây không có phản ứng tráng bạc khi cho phản ứng với thuốc thử Tollens? 

  • A. Saccharose.       
  • B. Glucose.  
  • C. Maltose.  
  • D. Fructose.

Câu 16: Dung dịch (1) chứa CuSO4 trong nước; dung dịch (2) là dung dịch ammonia có hoà tan một lượng AgNO3; dung dịch (3) là dung dịch ammonia có hoà tan một lượng Cu(OH)2. Dung dịch nào trong số các dung dịch trên có khả năng hoà tan cellulose?

  • A. Dung dịch (1).  
  • B. Dung dịch (2).  
  • C. Dung dịch (3).  
  • D. Không có dung dịch nào.

Câu 17: Khi cho dung dịch saccharose vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2/NaOH, lắc nhẹ ống nghiệm thì thấy có hiện tượng nào sau đây?

  • A. Kim loại màu vàng sáng bám trên bề mặt ống nghiệm.
  • B. Kết tủa màu đỏ gạch xuất hiện trong ống nghiệm.
  • C. Dung dịch trở nên đồng nhất và có màu xanh lam.
  • D. Chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp và xuất hiện kết tủa màu xanh nhạt lắng xuống đáy ống nghiệm.

Câu 18: Chất nào dưới đây không tan trong nước nhưng tan được trong dung dịch Schweizer?

  • A. Saccharose.       
  • B. Cellulose. 
  • C. Maltose.  
  • D. Fructose.

Câu 19: Tinh bột không chỉ là chất dinh dưỡng quan trọng trong đời sống mà còn là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bánh, rượu, bia,… Nhận định nào sau đây về tính chất của tinh bột là không đúng?

  • A. Dung dịch hồ tinh bột tạo với iodine hợp chất màu xanh tím. 
  • B. Tinh bột có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.      
  • C. Tinh bột bị thuỷ phân trong môi trường acid cho sản phẩm cuối cùng là glucose.       
  • D. Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột bởi enzyme amylase cho sản phẩm là glucose.

Câu 20: Trong quá trình sản xuất bia bằng phương pháo lên men sinh học, dưới tác dụng của enzyme sẽ xảy ra quá trình chuyển hoá: X → maltose → Y.

X, Y tương ứng là

  • A. tinh bột và fructose.    
  • B. cellulose và glucose.    
  • C. cellulose và fructose.   
  • D. tinh bột và glucose.

Câu 21: Chất X là thành phần chính của bông vài. Cho chất X tác dụng với hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc để điều chế chất Y làm vecni, phim ảnh,… Hàm lượng nitorgen trong chất Y khoảng 11,12%. Xác định công thức phân tử chất Y.

  • A. [C6H7O2(OH)(ONO2)2]n.      
  • B. [C6H7O2(OH)3]n.
  • C. [C6H7O2(OH)(ONO2)3]n.      
  • D. [C6H7O2(OH)(ONO2)4]n.

Câu 22: Phân tử khối trung bình của cellulose là 162000. Giá trị n trong công thức (C6H10O5)n

  • A. 1000                
  • B. 1100                         
  • C. 1200                       
  • D. 1050

Câu 23: Cho m gam glucose lên men thành ethylic alcohol. Khí sinh ra cho vào nuớc vôi trong dư thu được 160 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 60%. Giá trị m là

  • A. 200 gam.             
  • B. 196 gam.                 
  • C. 144 gam.               
  • D. 240 gam.

Câu 24: Thuỷ phân hỗn hợp gồm 0,015 mol saccharose và 0,01 mol maltose một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là 

  • A. 0,0425 mol.                   
  • B. 0,0525 mol.                 
  • C. 0,050 mol.                     
  • D. 0,040 mol.   

Câu 25: Hoà tan 17,46 gam hỗn hợp gồm maltose và glucose vào nước rồi cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam Ag. Phần trăm theo khối lượng của glucose trong hỗn hợp ban đầu là 

  • A. 86,38%.                     
  • B. 68,83%.                       
  • C. 13,62%.                     
  • D. 31,17%.

Câu 26 Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7624:2007, khi chế tạo gương, chiều dày lớp bạc phủ trên bề mặt tấm kính (quy ra tổng lượng bạc trên một đơn vị m2 kính) phải đạt tối thiểu 0,7 g m-2. Một công ty cần sản xuất 10000 m2 gương có độ dày lớp bạc phủ ở mức 0,72 g m-2. Biết rằng lớp bạc được tạo thành qua phản ứng giữa silver nitrate và glucose trong điều kiện thích hợp với hiệu suất phản ứng 90%. Tính lượng silver nitrate và lượng glucose cần sử dụng để sản xuất 10000 m2 gương trên.

  • A. 5,67 kg.  
  • B. 6,67 kg.
  • C. 7,67 kg.   
  • D. 4,67 kg.

Câu 27: Hàm lượng glucose có trong mẫu dược phẩm có thể được xác định bằng phương pháp chuẩn độ với iodine như sau: Cho một thể tích chính xác dung dịch chứa glucose vào một thể tích chính xác và dư nước iodine. Sau đó, thêm vào dung dịch sau phản ứng vài giọt dung dịch X, rồi vừa lắc vừa nhỏ từ từ dung dịch sodium thiosulfate (Na2S2O3) có nồng độ xác định vào dung dịch ở trên đến khi mất màu xanh thì dừng lại. Ghi thể tích dung dịch sodium thiosulfate đã tiêu tốn. Biết rằng, glucose phản ứng với iodine tương tự như với bromine và phản ứng giữa iodine với sodium thiosulfate xảy ra như sau:

I2 + 2Na2S2O3 → 2NaI + Na2S4O6

Dự đoán chất X trong thí nghiệm trên.

  • A. Glucose.  
  • B. Hồ tinh bột.       
  • C. Cu(OH)2
  • D. Maltose.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác