Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Cánh diều bài 15: Tách kim loại và tái chế kim loại (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 Cánh diều bài 15: Tách kim loại và tái chế kim loại (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm

  • A. Cu, Fe, Al, Mg.                    
  • B. Cu, FeO, Al2O3, MgO.
  • C. Cu, Fe, Al2O3, MgO.            
  • D. Cu, Fe, Al, MgO.

Câu 2: Cho luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, ZnO, Fe2O3 nung nóng, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn có chứa đồng thời

  • A. Al2O3, Zn, Fe, Cu.                
  • B. Al2O3, ZnO, Fe, Cu.
  • C. Al, Zn, Fe, Cu.           
  • D. Cu, Al, ZnO, Fe.

Câu 3: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện? 

  • A. Mg.         
  • B. Fe.           
  • C. Na.          
  • D. Al. 

Câu 4: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là H2?

  • A. K.  
  • B. Na.          
  • C. Cu.          
  • D. Ca.

Câu 5:Nguyên liệu chính để điều chế kim loại Na trong công nghiệp là

  • A. Na2CO3
  • B. NaOH.    
  • C. NaCl.      
  • D. NaNO3.

Câu 6: Cho các phản ứng sau:

(1) CuO + H2 → Cu + H2O;

(2) 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4;

(3) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu;

(4) 2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr. 

Số phản ứng dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 7: Kim loại nào dưới đây không phải là kim loại dễ tái chế?

  • A. Đồng
  • B. Kẽm
  • C. Nhôm
  • D. Uranium

Câu 8: Khẳng định nào sau đây không đúng?

  • A. Khi điện phân dung dịch Zn(NO3)2 sẽ thu được Zn ở Cathode.
  • B. Có thể điều chế Ag bằng cách nhiệt phân AgNO3 khan.
  • C. Cho một luồng H2 dư qua bột Al2O3 nung nóng sẽ thu được Al.
  • D. Có thể điều chế đồng bằng cách dùng kẽm để khử ion Cu2+ trong dung dịch muối

Câu 9: Ở nhiệt độ cao, CO khử được oxide nào sau đây?

  • A. CaO.       
  • B. Fe2O3.     
  • C. Na2O.      
  • D. K2O.

Câu 10: Gang và thép là hợp kim của

  • A. nhôm (aluminium) với đồng (copper).      
  • B. sắt (iron) với carbon và một số nguyên tố khác.  
  • C. carbon với silicon.                 
  • D. sắt (iron) với nhôm (aluminium).

Câu 11: Gang là hợp kim của sắt (iron) với carbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S,… trong đó hàm lượng carbon chiếm:

  • A. Từ 2% đến 6%. 
  • B. Dưới 2%. 
  • C. Từ 2% đến 5%. 
  • D. Trên 6%.

Câu 12: Thép là hợp kim của sắt (iron) với carbon và một số nguyên tố khác trong đó hàm lượng carbon chiếm:

  • A. Trên 2%. 
  • B. Dưới 2%. 
  • C. Từ 2% đến 5%. 
  • D. Trên 5%.

Câu 13: Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây?

  • A. Điện phân nóng chảy MgCl2.         
  • B. Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl2.
  • C. Điện phân dung dịch MgSO4.        
  • D. Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2.

Câu 14: Cho 1,12 gam bột Fe và 0,24 gam bột Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4, khuấy nhẹ cho đen hết màu xanh, nhận thấy khối lượng kim loại sau phản ứng là 1,76 gam. Nồng độ dung dịch CuSO4 trước phản ứng là

  • A. 0,01 M   
  • B.0,02M
  • D. 0,04M

Câu 15: Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được 2,479 lít hỗn hợp khí X gồm CO2, CO và H2 (đo ở đkc). Dẫn X qua hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 dư nung nóng thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn Y qua dung dịch Ca(OH)2 dư, lọc bỏ kết tủa thấy khối lượng dung dịch giảm 1,16 gam. Khối lượng kim loại có trong m là

  • A. 5,12 gam.     
  • B. 1,44 gam.   
  • C. 6,4 gam.   
  • D. 2,7 gam.

Câu 16: Điện phân 1 lit dung dịch có chứa 18,8 gam Cu(NO3)2 và 29,8 gam KCl bằng điện cực trơ, có màng ngăn xốp. Sau 1 thời gian thấy khối lượng dung dịch giảm 34,3 gam so với ban đầu. Coi thể tích dung dịch không đổi trong quá trình điện phân, nồng độ các chất trong dung dịch sau khi điện phân là

  • A. KCl 0,1M; KNO3 0,2M ; KOH 0,1M,
  • B. KNO3 0,1 M ; KCl 0,2 M
  • C. KCl 0,05M ; KNO3 0,2M ; KOH 0,15M.
  • D. KNO3 0,2M , KOH 0,2M.

Câu 17: Tiến hành các thí nghiệm sau

(1) Cho Zn vào dung dịch AgNO3;

(2) Cho Fe Vào dung dịch Fe2(SO4)3;

(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4;

(4) Dẫn khí CO (dư) qua bột CuO nóng.

Các thí nghiệm có tạo thành kim loại là

  • A. (3) và (4).         
  • B. (1) và (2).          
  • C. (2) và (3).          
  • D. (1) và (4).

Câu 18: Cho 0,56 gam bột sắt vào 100 ml dung dịch gồm AgNO3 0,3M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là

  • A. 2,16 gam
  • B. 1,08 gam
  • C. 3,24 gam
  • D. 1,62 gam

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác