Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối Ôn tập Chủ đề chung

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 kết nối tri thức Ôn tập Chủ đề chung có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở Việt Nam, tỉnh, thành phố nào có nền kinh tế là đầu tàu của cả nước?

  • A. TP Hồ Chí Minh.                                      
  • B. Hải Phòng.
  • C. Hà Nội.                                                     
  • D. Đà Nẵng.

Câu 2: Tính đến năm 2030, sẽ có 41 siêu đô thị, trong đó xuất hiện ở các quốc gia:

  • A. phát triển.                                                 
  • B. mũi nhọn kinh tế.
  • C. đi đầu về công nghệ.                       
  • D. đang phát triển.

Câu 3: Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được vẽ hoặc ghi tên bằng các danh xưng chữ Nôm là:

  • A. Bãi Cát Vàng, Bãi Sa Vàng, Cát Vàng xứ, Cồn Vàng.
  • B. Hoàng Sa, Hoàng Sa Châu, Hoàng Sa chử, Hoàng Sa xứ, Vạn Lý Hoàng Sa.
  • C. Bãi Cát Vàng, Bãi Sa Vàng, Hoàng Sa chử, Hoàng Sa xứ.
  • D. Cát Vàng xứ, Cồn Vàng, Hoàng Sa, Hoàng Sa Châu.

Câu 4: Việt Nam tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa vào năm nào?

  • A. Năm 1987.        
  • B. Năm 1967.        
  • C. Năm 1997.        
  • D. Năm 1977.

Câu 5: Việt Nam tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa vào năm nào?

  • A. Năm 1892.        
  • B. Năm 1982.        
  • C. Năm 1997.        
  • D. Năm 1977.

Câu 6: Theo công ước về Luật biển quốc tế 1982, biển Việt Nam gồm các vùng nào?

  • A. Nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
  • B. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
  • C. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
  • D. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển quốc tế.

Câu 7: Đảo Bạch Long Vĩ thuộc tỉnh/thành phố nào nước ta?

  • A. Quảng Ninh.
  • B. Hải Phòng.
  • C. Quảng Nam.
  • D. Đồng Nai.

Câu 8: Phương tiện đi lại chủ yếu của châu thổ sông Cửu Long là gì?

  • A. Ghe, xuồng nhỏ.                   
  • B. Ô tô.                  
  • C. Xe máy.            
  • D. Xe xích lô.

Câu 9: Đâu là lễ hội ở vùng châu thổ sông Hồng?

  • A. Nghinh Ông.                                   
  • B. Đờn ca tài tử.
  • C. Đền Hùng.                                      
  • D. Cúng biển Mỹ Long.

Câu 10: Loại hình chợ nào phổ biến ở Châu thổ sông Cửu Long?

  • A. Chợ đón.
  • B. Chợ phiên.
  • C. Chợ đầu mối.
  • D. Chợ nổi.

Câu 11: Trang phục của người Nam Bộ xưa là

  • A. áo dài the, đội khăn xếp.                 
  • B. áo bà ba và khăn rằn.
  • C. áo dài tứ thân.                                 
  • D. áo bà ba và đội khăn xếp.

Câu 12: Nghề thủ công truyền thống đúc đồng Đại Bái nổi tiếng ở đâu vùng sông Hồng?

  • A. Bắc Ninh.
  • B. Ninh Bình.
  • C. Hà Nội.
  • D. Bắc Giang.

Câu 13: Hà Nội nổi tiếng với nghề thủ công truyền thống nào?

  • A. Thêu ren Văn Lâm.
  • B. Gốm Bát Tràng.
  • C. Tranh Đông Hồ.
  • D. Gốm Chu Đậu.

Câu 14: Vai trò của đô thị đối với sự phát triển vùng được thể hiện rõ nhất bắt đầu từ

  • A. đầu thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XIX.           
  • B. thế kỉ XVIII.
  • C. khoảng thế kỉ XX.                                     
  • D. thế kỉ XVIII đến nay.

Câu 15: Số lượng các thành phố châu Âu có dân hơn 100 000 người vào khoảng thời gian nào?

  • A. từ năm 1840 đến năm 1850.                     
  • B. từ năm 1800 đến năm 1850.
  • C. từ năm 1900 đến năm 1950.                     
  • D. từ năm 1800 đến năm 1950.

Câu 16: Năm 1900, thành phố nào trên thế giới có dân số trên 5 triệu người.

  • A. Thụy Sỹ.
  • B. Vũ Hán.
  • C. Luân Đôn.
  • D. Mát – xcơ – va.

Câu 17: Xã hội công nghiệp hình thành đầu tiên trên thế giới ở

  • A. Châu Á.            
  • B. Châu Âu.           
  • C. Châu Phi.           
  • D. Châu Mĩ.

Câu 18: Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam trước năm 1945 là:

  • A. Đô thị quy mô nhỏ, có chức năng hành chính, quân sự.
  • B. Đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị ít thay đổi.
  • C. Đô thị hóa có nhiều chuyển biến tích cực.
  • D. Đô thị hóa có sự khác nhau giữa hai miền.

Câu 19: Xã hội công nghiệp hình thành đầu tiên thế giới ở châu Âu vào thời gian nào?

  • A. thế kỉ XIII.       
  • B. thế kỉ VIII.        
  • C. thế kỉ XV.         
  • D. thế kỉ XVIII.

Câu 20: Những thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX, nhân loại bước vào xã hội hậu công nghiệp với sự bùng nổ của

  • A. cách mạng công nghiệp 4.0.                     
  • B. máy móc sản xuất.
  • C. công nghiệp khoa học.                                        
  • D. chăn nuôi gia cầm.

Câu 21: “Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam” hàng năm được tổ chức vào thời gian nào?

  • A. Tháng 2.           
  • B. Tháng 6.            
  • C. Tháng 4.            
  • D. Tháng 9.

Câu 22: Vì sao việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng?

  • A. Mang lại hiệu quả cao về KTXH, bảo vệ tài nguyên sinh vật ven bờ.
  • B. Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo, vùng biển và thềm lục địa xung quanh.
  • C. Tăng sản lượng đánh bắt, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế địa phương.
  • D. Giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động.

Câu 23: Theo Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2020, nếu mực nước biển dâng 100m sẽ dẫn tới hậu quả gì?

  • A. Châu thổ sông Cửu Long có 13,2 diện tích bị ngập, châu thổ sông Hồng có nguy cơ ngập 47,3% diện tích.
  • B. Sông Đồng Nai có 13,2 diện tích bị ngập, châu thổ sông Cửu Long có nguy cơ ngập 47,3% diện tích.
  • C. Châu thổ sông Hồng có 13,2 diện tích bị ngập, châu thổ sông Cửu Long có nguy cơ ngập 47,3% diện tích.
  • D. Châu thổ sông Hồng có 13,2 diện tích bị ngập, sông Mê Kông có nguy cơ ngập 47,3% diện tích.

Câu 24: Năm 1950, thế giới có những đô thị nào?

  • A. Mexico và New York.
  • B. Thượng Hải và London.
  • C. New York và Tokyo.
  • D. Bắc Kinh và Mumbai.

Câu 25: Đô thị bao gồm:

  • A. bản, làng, thôn, ấp.
  • B. làng, thị trấn, ấp.
  • C. thôn, xóm, thị xã, thành phố.
  • D. thị trấn, thị xã, thành phố.

Câu 26: Theo Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2020, nếu mực nước biển dâng 1m sẽ dẫn tới hậu quả gì?

  • A. Giao thông vận tải ở châu thổ sông Hồng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất cả nước.
  • B. Giao thông vận tải ở châu thổ sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất cả nước.
  • C. Giao thông vận tải ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long bị ảnh hưởng nặng nề.
  • D. Giao thông vận tải biển bị kìm hãm, kim ngạch xuất khẩu giảm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác