Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 cánh diều bài 16: Vùng Đông Nam Bộ (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 cánh diều bài 16: Vùng Đông Nam Bộ (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

  • A. Thành phố Hồ Chí Minh
  • B. Bình Dương
  • C. Tây Ninh
  • D. Long An

Câu 2: Ba trung tâm công nghiệp hàng đầu của Đông Nam Bộ là:

  • A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
  • B. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
  • C. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Tân An.
  • D. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Mỹ Tho.

Câu 3: Quần đảo có diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là:

  • A. Hoàng Sa.
  • B. Trường Sa.
  • C. Phú Quốc.
  • D. Côn Sơn.

Câu 4: Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là:

  • A. đất badan và đất xám.
  • B. đất xám và đất phù sa.
  • C. đất badan và feralit.
  • D. đất xám và đất phèn.

Câu 5: Thành phố có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ là:

  • A. Biên Hòa
  • B. Thủ Dầu Một
  • C. TP. Hồ Chí Minh
  • D. Bà Rịa – Vũng Tàu

Câu 6: Thế mạnh của nguồn lao động ở vùng Đông Nam Bộ không phải là:

  • A. có kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai.
  • B. nguồn lao động dồi dào.
  • C. nhiều lao động lành nghề, có trình độ cao.
  • D. năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học - kĩ thuật.

Câu 7: Các di tích lịch sử, văn hóa ở Đông Nam Bộ là:

  • A. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo.
  • B. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Thánh địa Mỹ Sơn.
  • C. Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An.
  • D. Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An, Bến Cảng Nhà Rồng.

Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Bộ cao nhất cả nước là do:

  • A. dân di cư vào thành thị nhiều.
  • B. nông nghiệp kém phát triển.
  • C. tốc độ công nghiệp hóa nhanh nhất.
  • D. tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao.

Câu 9: Đâu không phải là đặc điểm về vị thế của TP Hồ Chí Minh?

  • A. Đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo.
  • B. Thu nhập bình quân đầu người luôn đứng đầu cả nước.
  • C. Không thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
  • D. Đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế của cả nước.

Câu 10: Giải pháp nào sau đây mang tính tổng thể để từng bước giải quyết nhu cầu về cơ sở năng lượng của Đông Nam Bộ?

  • A. Khai thác và chế biến dầu khí.
  • B. Phát triển nguồn năng lượng sạch.
  • C. Phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
  • D. Phát triển công nghiệp hiện đại ít nhiên liệu.

Câu 11: Điểm giống nhau giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ về tự nhiên là:

  • A. đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn.
  • B. đất badan tập trung thành vùng lớn.
  • C. sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm.
  • D. khí hậu phân hóa theo độ cao.

Câu 12: Di tích lịch sử nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

  • A. Bến cảng Nhà Rồng.
  • B. Địa đảo Củ Chi.
  • C. Địa đảo Vĩnh Mốc.
  • D. Nhà tù Côn Đảo.

Câu 13: Giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là:

  • A. tiến hành cải tạo đất đai, mở rộng diện tích canh tác.
  • B. mở rộng diện tích canh tác, xây dựng công trình thủy lợi.
  • C. xây dựng công trình thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng.
  • D. thay đổi cơ cấu cây trồng, tiến hành cải tạo đất đai.

Câu 14: Nguồn điện cung cấp năng lượng chủ yếu nhất cho vùng Đông Nam Bộ hiện nay là:

  • A. các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu.
  • B. các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.
  • C. các nhà máy thủy điện trên sông Đồng Nai.
  • D. các nhà máy nhiệt điện tuốc bin khí.

Câu 15: Ở Đông Nam Bộ, Sản lượng dầu thô khai thác tăng không phải là do

  • A. Tăng cường hợp tác với nước ngoài.
  • B. Ngày càng khai thác nhiều mỏ hơn.
  • C. Đầu tư vào máy móc thiết bị.
  • D. Có nhiều nhà máy lọc – hóa dầu.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác