Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Kết nối bài 19: Công nghệ nuôi một số loài thủy sản phó biến ở Việt Nam (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 kết nối tri thức bài 19: Công nghệ nuôi một số loài thủy sản phó biến ở Việt Nam (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vì sao mật độ thả tôm thẻ chân trắng ở ba giai đoạn nuôi khác nhau? 

  • A. Do mỗi giai đoạn nuôi tôm có kích thước khác nhau và sức đề kháng khác nhau.
  • B. Do chất lượng nước 3 hồ khác nhau.
  • C. Do thức ăn 3 hồ khác nhau.
  • D. Do lượng oxygen hoà tan trong nước 3 hồ khác nhau.

Câu 2: Vì sao khi thu hoạch ca rô phi phải dùng vợt mềm, có lưới mịn, đánh bắt nhẹ nhàng?

  • A. Không làm cá bị đau.
  • B. Không để cá bị đổi màu
  • C. Để tránh làm tổn thương cá.
  • D. Không làm ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của cá

Câu 3: Nơi đặt lồng nuôi cá rô phi không nên

  • A. ở nơi đã quy hoạch ở trên sông, hồ, hồ thuỷ điện,..
  • B. ở nơi có nguồn nước sạch.
  • C. ở nơi nước được lưu thông, chất lượng đảm bảo.
  • D. ở khu vực tàu thuyền neo đậu, qua lại.

Câu 4: Nơi sông đặt lồng nuôi cá rô phi có tốc độ dòng chảy ổn định khoảng

  • A. 0,2 - 0,3 m/s.
  • B. 2 – 3 m/s.
  • C. 10 m/s.
  • D. 20 m/s

Câu 5: Trước khi thả giống, bãi cần được

  • A. dọn rác, khử trùng bằng vôi bột, chlorine.
  • B. sản phẳng sau đó tạo các rãnh nhỏ cho nước rút.
  • C. rải thêm đá nhỏ.
  • D. dọn rác , làm tơi xốp đáy, san phẳng sau đó tạo các rãnh nhỏ cho nước rút.

Câu 6: Các cụm lồng trên sông nên cách nhau khoảng

  • A. 20 – 30m.
  • B. 50 – 100m.
  • C. 200 – 300m.
  • D. 150 – 200m.

Câu 7: Các cụm lồng trên hồ nên cách nhau khoảng

  • A. 20 – 30m.
  • B. 200 – 300m.
  • C. 150-200m.
  • D. 50 – 100m.

Câu 8: Tổng diện tích các lồng nuôi nên dưới

  • A. 0,2% diện tích mặt sông.
  • B. 1% diện tích mặt sông.
  • C. 3% diện tích mặt sông.
  • D. 0,4% diện tích mặt sông.

Câu 9: Nguyên vật liệu làm lông nuôi cá rô phi thường làm bằng chất liệu

  • A. sắt.
  • B. thép không rỉ.
  • C. đồng.
  • D. bạc.

Câu 10: Cá rô phi giống thường được thả vào

  • A. tháng 3 đến tháng 4 hằng năm.
  • B. tháng 11 đến tháng 12 hàng năm.
  • C. tháng 1 đến tháng 2 hằng năm.
  • D. tháng 5 đến tháng 6 hằng năm.

Câu 11: Khi nuôi quản lí cá rô phi nuôi trong lồng, ta định kì vệ sinh lồng 

  • A. 2 tuần/lần(mùa hè), 1 tuần/lần(mùa đông).
  • B. 2 tuần/lần(mùa hè), 3 tuần/lần(mùa đông).
  • C. 1 tuần/lần (mùa hè), 2 tuần/lần(mùa đông).
  • D. 2 tuần/lần.

Câu 12: Hệ thống ao nuôi tôm gồm 

  • A. 2 ao cho 2 giai đoạn khác nhau.
  • B. 4 ao cho 4 giai đoạn khác nhau.
  • C. 5 ao cho 5 giai đoạn khác nhau.
  • D. 3 ao cho 3 giai đoạn khác nhau.

Câu 13: Cho các nhận định sau:

  1. Nơi đặt lồng nuôi cá rô phi là nơi đã quy hoạch ở trên sông, hồ, hồ thuỷ điện,..
  2. Cá rô phi giống thường được thả vào tháng 3 đến tháng 4 hằng năm.
  3. Khi quản lí môi trường nuôi tôm, định kì thay nước là 2 – 3 ngày/lần thay từ 50% đến 60% thể tích nước trong ao.
  4. Trước khi thả giống, bãi cần được rải thêm đá nhỏ.
  5. Có  2 vụ chính để thả ngao giống

Số nhận định đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 14: Khi vệ sinh ao nuôi tôm thẻ chân trắng, đối với ao nuôi dưới hình ta nên làm thế nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Cần xịt rửa, khử trùng bạt trước khi nuôi.
  • B. Cần thay mới hệ thống bạt 1 tuần/lần.
  • C. Xếp đè nhiều tấm bạt lên nhau, mỗi mùa vụ bỏ đi 1 chiếc.
  • D. Lắp đặt hệ thống robot tự dọn dẹp bạt.

Câu 15: Trước khi thả giống ngao, bãi cần được san phẳng sau đó tạo các rãnh nhỏ để

  • A. giữ lại một bút nước biển trong rãnh.
  • B. thuỷ triều rút chậm hơn.
  • C. cho thuỷ triều rút xuống không bị ứ đọng nước.
  • D. thuỷ triều rút nhanh hơn.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác