Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 kết nối bài 3: Văn bản đọc Người thầy đầu tiên
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 kết nối bài 3: Văn bản đọc Người thầy đầu tiên. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Tên: Tri-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp
- Năm sinh – năm mất: 1928-2008
- Quốc gia: Cư-rơ-gư-dơ-xtan.
- Phong cách nghệ thuật: viết về cuộc sống khắc nghiệt mà cũng rất giàu chất thơ ở quê hương ông. Lối viết cô đọng, hàm súc, có nhiều cách tân độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện.
- Tác phẩm tiêu biểu: Gia-mi-lia-a (1977), Người thầy đầu tiên (1962), Con tàu trắng (1970)…
2. Tác phẩm
- Sáng tác năm 1962
- Bối cảnh: truyện lấy bối cảnh cuộc sống ở một vùng quê miền núi còn rất lạc hậu ở Cư-rơ-gư-dơ-xtan vào những năm đầu thế kỉ XX
3. Đọc văn bản
- Thể loại: truyện
- Phương thức biểu đạt: tự sự
- Bố cục:
- Phần 1 (từ “Mùa thu năm ngoái” … “kể hết chuyện này”): Người họa sĩ nói về lí do kể bức thư của An-tư-nai.
- Phần 2 (tiếp theo đến “nghe thầy Đuy-sen giảng bài”): Những kí ức của An-tư-nai về thầy Đuy-sen.
- Phần 4 (còn lại): Người họa sĩ suy nghĩ về bức tranh sẽ vẽ.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1. Người kể chuyện và ngôi kể
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất
- Người kể chuyện ở phần (1) và (4) là một họa sĩ trẻ, cùng quê với A-tư-nai; phần (2) và (3) là An-tư-nai.
- Hai người kể chuyện đều sinh ra và lớn lên ở làng Ku-ku-rêu, hiện nay cùng sống ở Mát-xcơ-va và có quen biết nhau.
- Hoàn cảnh truyện: An-tư-nai hẹn với dân làng sẽ ở lại vài ngày nhưng ngay khi buổi lễ kết thúc, bà đã vội vã rời làng, trở lại Mát-xcơ-va. Sau đó, bà viết thư cho hoạ sĩ, kể về “người thầy đầu tiên”; giải thích vì sao mình đột ngột ra đi và nhờ anh kể lại cho dân làng nghe câu chuyện của bà.
2. Nhân vật An-tư-nai
- Hoàn cảnh sống của An-tư-nai: mồ côi cha mẹ, ở cùng chú thím, gia cảnh nghèo khó. Một cô bé thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm, không được chăm sóc, yêu thương.
- Tình cảm yêu quý, ngưỡng mộ thầy: Thầy đã cõng, bế các em qua suối, giúp các em lao động
- Trân trọng, biết ơn người thầy “vì tấm lòng nhân từ, vì những ý nghĩ tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai chúng tôi”.
- Nhận xét:
+ An-tư-nai từ cô bé mồ côi không biết chữ, ở vùng quê nghèo khó nhờ có người thầy dạy dỗ, khích lệ đã có cơ hội lên thành phố học tập và trở thành một viện sĩ nổi tiếng.
+ Tấm lòng biết ơn, trân quý người thầy.
3. Nhân vật thầy Đuy-sen
- Người thầy Đuy-sen được hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai.
- Là người thầy có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhân hậu, có tấm lòng vị tha.
+ Ngôn ngữ đối thoại: thầy đã trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học; động viên, khích lệ An-tư-nai cố gắng học tập
+ Chi tiết miêu tả hành động: một mình thầy sửa sang nhà kho cũ thành lớp học; bế và cõng các em nhỏ qua suối; kiên trì dạy chữ cho các em nhỏ; ước mơ về tương lai tươi sáng của học trò…
+ Chi tiết miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai về thầy Đuy-sen: mong ước thầy là anh ruột của mình, cảm nhận tấm lòng nhân hậu tình yêu thương của thầy…. Một người thầy có tấm lòng cao cả.
4. Nhân vật người họa sĩ
- Người họa sĩ đã suy nghĩ, băn khoăn, trăn trở để tìm ý tưởng vẽ bức tranh.
- Có rất nhiều ý tưởng vẽ tranh dành cho Người thầy đầu tiên.
Người họa sĩ cảm nhận được tình cảm của An-tư-nai và cũng là tình cảm của mình dành cho thầy Đuy-sen. Những trăn trở về bức vẽ thể hiện được sự trân trọng, biết ơn đối với người thầy.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Tác phẩm cho người đọc cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống, đó là câu chuyện không chỉ của người thầy mà còn của người cha có tấm lòng cao cả.
- Người thầy đầu tiên đã thành công khắc học nên một câu chuyện tuyệt đẹp về tình thầy trog cũng như phản ánh được chế độ phong kiến lạc hậu với những quan niệm sai trái, không kém phần nặng nề.
2. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ giản dị
- Lối viết hấp dẫn, thú vị
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận