Siêu nhanh giải bài 31 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

Giải siêu nhanh bài 31 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo. Giải siêu nhanh Sinh học 10 Chân trời sáng tạo. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Sinh học 10 Chân trời sáng tạo phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 31 - VIRUS GÂY BỆNH

MỞ ĐẦU

Câu 1: Khi người bệnh (do nhiễm virus) hắt hơi, virus theo hàng ngàn giọt bắn bay vào trong không khí và có khả năng lây truyền bệnh cho những người khác. Ngoài ra, virus còn có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau. Để hạn chế sự lây truyền virus, chúng ta cần thực hiện những biện pháp gì?

Giải rút gọn:

  • Một số biện pháp hạn chế sự lây truyền của virus:
  • Chăm sóc sức khỏe bản thân, tăng cường sức đề kháng.
  • Tiêm vaccine đầy đủ theo quy định.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nơi ở sạch sẽ.
  • Căn cứ vào cơ chế lây truyền của mỗi loại virus để có thêm biện pháp phòng chống khác nhau:
  • Đối với virus lây truyền qua đường hô hấp: Đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người khác.
  • Đối với virus lây truyền qua đường tiêu hóa: Ăn uống hợp vệ sinh
  • Đối với virus lây truyền qua đường tình dục: Sống lành mạnh
  • Đối với virus lây truyền từ mẹ sang con: Tiêm vaccine đầy đủ 

I. PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH DO VIRUS GÂY RA

Câu 1: Hãy trình bày các phương thức lây truyền bệnh do virus gây ra ở người, động vật và thực vật.

Giải rút gọn: 

  • Phương thức truyền ngang (từ cá thể này sang cá thể khác)
  • Truyền dọc (từ cơ thể mẹ sang cơ thể con)

Câu 2: Vì sao virus không thể tự lây truyền từ cây này sang cây khác?

Giải rút gọn:

Vì tế bào thực vật có vách cellulose nên virus không thể tự lây nhiễm từ cây này sang cây khác.

Câu hỏi 3: Quan sát hình 31.1, hãy phân tích các con đường lây nhiễm SAS-CoV-2.

Quan sát Hình 31.1, hãy phân tích các con đường lây nhiễm SARS-CoV-2

Giải rút gọn:

Phương thức truyền ngang: Từ người bệnh tới người không bị bệnh thông qua các giọt bắn nhỏ mang virus hoặc các giọt bắn trong phạm vi 1m. Ngoài ra có thể lâu nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, ôm, hôn,.. hoặc tiếp xúc gián tiếp qua các loại đồ ăn, đồ vật khác. 

Câu 4: Quan sát Hình 31.2, hãy trình bày con đường lây nhiễm virus ở thực vậtqua côn trùng.

Quan sát Hình 31.2, hãy trình bày con đường lây nhiễm virus ở thực vật qua côn trùng

Giải rút gọn:

  • Con đường lây nhiễm virus ở thực vật qua côn trùng: 

  • Khi côn trùng đốt vào cây bị nhiễm virus ® theo thức ăn đi vào trong cơ thể của côn trùng ® xâm nhập vào tuyến nước bọt ® khi côn trùng đốt vào tế bào sạch virus thì virus từ tuyến nước bọt xâm nhập vào tế bào đó.

Luyện tập: 

  • Vì sao bệnh do virus gây ra lây lan nhanh, rộng và khó kiểm soát?

  • Quan sát Hình 31.3, hãy phân tích khả năng lây truyền của virus trong không khí qua các giọt tiết.

Vì sao bệnh do virus gây ra lại lây lan nhanh, rộng và khó kiểm soát?

Giải rút gọn:

  • Bệnh do virus gây ra lây lan nhanh, rộng và khó kiểm soát: Bởi vì có rất nhiều con đường truyền virus từ người nhiễm bệnh sang người không nhiễm bệnh.

  • Tùy từng loại virus mà khả năng lây truyền virus trong không khí là khác nhau. Bệnh do virus Ebola có khả năng lây nhiễm qua các giọt tiết là trong khoảng dưới 1,8 m. Còn đối với virus gây bệnh sởi là lớn hơn 1,8m.

Câu 5: Dựa vào triệu chứng và cơ chế lây truyền của một số bệnh do virus gây ra trong bảng 31.1, 31.2, 31.3, hãy nêu các biện pháp phòng chống virus cho từng loại bệnh trên.

Giải rút gọn:

Tên bệnh

Biện pháp phòng chống

HIV/AIDS

  • Chung thuỷ một vợ một chồng. Không quan hệ bừa bãi.
  • Sử dụng bao cao su mới đúng cách.
  • Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV.
  • Không tiêm chích ma túy.
  • Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
  • Hạn chế tiêm chích
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV
  • Dùng riêng đồ dùng cá nhân
  • Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai.

Sởi Đức

  • Tiêm vắc xin Rubella đơn giá hoặc phối hợp vắc xin Sởi - Rubella đầy đủ và đúng lịch.
  • Không tiếp xúc gần với người nghi mắc bệnh Rubella. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
  • Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng hàng ngày. Tăng cường dinh dưỡng.

Viêm đường hô hấp cấp

  • Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. 
  • Đeo khẩu trang y tế khi ra ngoài.
  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
  • Giữ vệ sinh cá nhân.
  • Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng.
  • Tăng cường sức khỏe.

Tên bệnh

Biện pháp phòng chống

Dịch tả lợn Châu Phi

  • Chuồng trại sạch sẽ thoáng mát, có tường rào bao quanh khu vực chăn nuôi. Nước thải, chất thải phải được xử lí
  • Lợn nhập phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh. 
  • Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng. Tiêm phòng đầy đủ, vệ sinh chuồng trại định kỳ. Hạn chế người ra vào khu chăn nuôi.

Cúm gia cầm H5N1

  • Bảo vệ những con gia cầm nuôi có khả năng tiếp xúc với những con chim hoang dã.
  • Kiểm soát sự tiếp xúc của người và các thiết bị đến chuồng gia cầm
  • Duy trì vệ sinh các vật dụng, chuồng trại, thiết bị, phương tiện và giày dép. Khử trùng thường xuyên.

Bệnh đốm trắng ở tôm

  • Diệt tất cả các vật chủ trung gian truyền bệnh.
  • Vét sạch bùn đáy ao, sau đó tiến hành rải vôi và phơi ao từ 5 -7 ngày.
  • Cấp nước vào ao nuôi qua màng lọc
  • Tiến hành diệt khuẩn ao nuôi.
  • Chọn con giống chất lượng.

Luyện tập: Hãy nêu các phương pháp làm tăng sức đề kháng của con người, động vật và thực vật.

Giải rút gọn:

Các phương pháp làm tăng sức đề kháng của con người, động vật và thực vật:

  • Tiêm vacine 
  • Ăn uống đủ chất
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên

Câu 6: Biến thể của virus là gì? Vì sao virus có nhiều biến thể?

Giải rút gọn:

Bởi vì sau nhiều lần virus nhân lên trong tế bào vật chủ, bộ gene của chúng có thể bị đột biến và thay đổi so với bộ gên ban đầu, tạo ra các biến thể mới.

Câu 7: Quan sát hình 31.4, hãy cho biết các biến thể của SARS-CoV-2 khác nhau ở điểm nào?

Quan sát Hình 31.4, hãy cho biết các biến thể của SARS-CoV-2 khác nhau ở điểm nào

Giải rút gọn:

Các biến thể của SARS-CoV-2 khác nhau ở điểm tổng số đột biến đặc trưng, đột biến gene S từ đó thay đổi các chức năng có thể xảy ra như lấy truyền hiệu quả hơn, giảm liên kết với kháng thể, giảm hiệu quả của vaccine hơn so với chủng gốc.

Luyện tập: Vì sao các biến thể mới của virus lại nguy hiểm hơn biến thể cũ?

Giải rút gọn:

Các biến thể mới thường có khả năng lây nhiễm cao hơn, tăng khả năng xâm nhập vào các tế bào vật chủ, do đó các biến thể mới virus có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch. 

II. DỰ ÁN ĐIỀU TRA MỘT SỐ BỆNH DO VIRUS GÂY RA TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Vận dụng: Điều tra một số bệnh do virus gây ra tại địa phương và tuyên truyền phòng chống bệnh.

Giải rút gọn:

Bệnh do virus gây ra tại địa phương: sốt xuất huyết (do virus DENGUE gây ra)

  • Triệu chứng:
  • Giai đoạn 1: Sốt cao, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, da sung huyết, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt, thường có dấu chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

  • Giai đoạn 2: sưng nề mi mắt, tụt huyết áp, tiểu ít, xuất huyết dưới da, xuất huyết ở niêm mạc, một số trường hợp nặng có thể biểu hiện suy tạng.
  • Giai đoạn 3: Người bệnh hết sốt và thể trạng bắt đầu tốt dần lên.
  • Cách phòng chống:
  • Tránh bị muỗi mang mầm bệnh đốt. 
  • Kiểm tra các nguồn nước tù đọng gần nhà và vườn.

BÀI TẬP

Bài 1: Hãy liệt kê một số bệnh do virus gây ra ở thực vật, động vật và người (tên bệnh, virus gây bệnh, hình ảnh virus, triệu chứng, sự lây truyền, hậu quả...).

Giải rút gọn:

  • Ở người: Bệnh cúm: virus cúm. Triệu chứng sốt hoặc cảm thấy sốt/ớn lạnh, ho, đau họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ hoặc toàn thân, nhức đầu và mệt mỏi. Con đường lây nhiềm: thông qua dịch tiết đường hô hấp. 

Phân lập virus cúm là gì? | Vinmec

  • Ở động vật: Bệnh cúm gia cầm: Virut cúm gia cầm. Lây truyền qua không khí và phân bón. Các dấu hiệu:
  • Chết đột ngột mà không có bất kỳ dấu hiệu nào.
  • Yếm thịt (phần ức gà), mào, chân chuyển sang màu tím.
  • Đầu, mí mắt, mào, yếm thịt, hông bị sưng.
  • Vỏ trứng mềm hoặc biến dạng.
  • Giảm sản lượng đẻ trứng.
  • Thiếu năng lượng, giảm ăn và không linh hoạt.

DỊCH CÚM GIA CẦM NHÓM A LÀ GÌ?

  • Ở thực vật: Bệnh khảm lá thuốc lá (do virus khảm thuốc lá)
  • Biểu hiện: gồm các vết đốm xanh, vàng xen kẽ nhau, gân lá nhợt nhạt. Lá ngừng phát triển, phiến lá nhỏ hẹp, mặt lá gồ ghề. Cây nhỏ chỉ bằng 1/2 đến 1/4 lần so với cây khỏe. 
  • Hình ảnh virus khảm thuốc lá:

Virus khảm thuốc lá – Wikipedia tiếng Việt

Bài 2: Nêu các biện pháp hạn chế sự lây lan của virus ở người qua các vật chủ trung gian.

Giải rút gọn:

Các biện pháp hạn chế sự lây lan của virus ở người qua các vật chủ trung gian: 

  • Tốt nhất là tiêu diệt các vật chủ trung gian ở khu dân cư VD: tiêu diệt ruồi, muỗi, chuột,...
  • Ăn chín uống sôi
  • Thói quen ngủ mắc màn,…

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Sinh học 10 Chân trời sáng tạo bài 31, Giải bài 31 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Siêu nhanh Giải bài 31 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác