Lý thuyết trọng tâm sinh học 10 chân trời bài 31: Virus gây bệnh

Tổng hợp kiến thức trọng tâm sinh học 10 chân trời bài 31: Virus gây bệnh. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH DO VIRUS GÂY RA 

1. Các phương thức lây truyền bệnh do virus ở người, động vật và thực vật.

- HS hoàn thành phiếu học tập

Trả lời:

LT1. 

- Do virus có khả năng nhân lên rất nhanh (so với quá trình nhân đôi của vi khuẩn) trong tế bào vật chủ, do vậy gene mong muốn sản xuất chế phẩm (được cài xen vào hệ gene của virus) được nhân lên nhanh chóng, tạo ra lượng chế phẩm lớn hơn so với phương pháp thông thường. 

LT2. 

- Khi sử dụng insuline để điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:

+ Do insuline có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu nên khi tiêm thuốc cần tránh nguy cơ hạ đường huyết. Do đó là nên tiêm insuline ngay trước bữa ăn. Tùy loại insuline mà thời gian tiêm đến khi ăn là khác nhau.

+ Nên tiêm insuline theo đường tĩnh mạch để tránh insuline bị phân hủy bởi các enzyme có mặt ở dưới mô da. 

+ Khi tiêm nên lăn lọ thuốc để làm ấm và trộn đều thuốc, không nên lắc mạnh lọ vì dễ tạo ra bọt khí và khi rút insuline vào bơm tiêm thì khí có thể lọt vào bơm tiêm.

+ Không nên tự ý sử dụng insuline mà cần đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cách sử dụng.

2. Cách phòng chống bệnh do virus gây ra ở người, động vạt và thực vật.

Trả lời: 

- Để phòng chống bệnh do virus gây ra ở người, chúng ta cần phải thực hiện một số biện pháp chung như chăm sóc sức khỏe bản thân, tăng cường đề kháng….

Ngoài ra cũng cần phải tìm hiểu biểu hiện bệnh, cơ chế lây truyền của mỗi loại virus để có các cách phòng chống khác nhau. 

- Để phòng chống bệnh do virus gây ra ở động vật, chúng ta cần phải: (SGK đã trình bày chi tiết, trang 150)

+ Tìm hiểu các triệu chứng bệnh,  cơ chế lây bệnh.

+ cách li cá thể nhiễm bệnh khỏi bầy, đàn. 

+ Không sử dụng các gia súc đã nhiễm virus. …

- Để phòng chống bệnh do virus gây ra ở thực vật, chúng ta cần phải: (SGK đã trình bày chi tiết, trang 151)

CH5. HS tham khảo file đính kèm phía dưới hoạt động. 

LT3: Các phương pháp làm tăng sức đề kháng của con người, động vật và thực vật:

- Tăng cường dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh

- Chăm bón cây trồng hợp lí

- Tiêm phòng vaccine cho người và động vật

- Sử dụng thuốc hợp lí, đúng cách, đúng bệnh

- Chọn giống cây trồng, vật nuôi có sức sống tốt.

3. Các biến thể của virus

Trả lời: 

CH6. 

- Biến thể của virus là những thể mới của virus do sự thay đổi hệ gene của chúng qua đột biến. Sự thay đổi này dẫn đến những sai khác về lớp vỏ., thay đổi khả năng xâm nhập, lây truyền và làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể không nhận ra được virus, giảm hiểu quả của vaccine. 

- Xác suất đột biến ở virus là rất cao nên virus có thể tạo ra nhiều biến thể mới, nguy hiểm hơn và tránh được hệ miễn dịch của vật chủ.

CH7: Các biến thể của SARS-CoV-2 sai khác với chủng virus ban đầu về tổng số lượng ở các đột biến đặc trưng, trong đó có đột biến gene S – gene tạo gai glycoprotein, dẫn đến có sự thay đổi về lớp vỏ và sự lây truyền, khả năng chống lại kháng thể của virus hiệu quả hơn. 

LT4. Vì biến thể mới của virus có hệ gene đột biến, dẫn đến lớp vỏ có sự sai khác so với ban đầu, điều đó làm cho kháng thể trong cơ thể vật chủ không nhận ra và tiêu diệt được mầm bệnh.

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 31: Virus gây bệnh, kiến thức trọng tâm sinh học 10 chân trời bài 31: Virus gây bệnh, nội dung chính bài Virus gây bệnh

Bình luận

Giải bài tập những môn khác