Siêu nhanh giải bài 11 Lịch sử 7 Kết nối tri thức

Giải siêu nhanh bài 11 Lịch sử 7 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh Lịch sử 7 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Lịch sử 7 Kết nối tri thức phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 11. NHÀ LÝ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC (1009- 1225)

1. Nhà Lý thành lập và định đô ở Thăng Long

Câu 1: Nhà Lý được thành lập như thế nào?

Giải rút gọn:

  • Năm 1005: Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi, thi hành nhiều chính sách tàn bạo làm đời sống nhân dân ta cực khổ. 

  • Năm 1009: Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi vua 

=> Thành lập nhà Lý.

Câu 2: Khai thác tư liệu 1, tìm những từ, cụm từ miêu tả về thành Đại La. Những thông tin đó chứng tỏ điều gì về vùng đất này? Từ đó, hãy cho biết ý nghĩa của sự kiện dời đô của Lý Công Uẩn.

Giải rút gọn:

- Những cụm từ miêu tả về thành Đại La: giữa khu vực trời đất, thế rồng quận hổ ngồi, mặt đất rộng và bằng phẳng, thắng địa, tụ hội quan yếu của bốn phương.

- Ý nghĩa của việc dời đô:

+ Việc dời đô từ Hoa Lư ᴠề Đại La (Thăng Long) thể hiện quуết định ѕáng ѕuốt của ᴠua Lý Công uẩn, tạo đà cho ѕự phát triển đất nước

+ Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc rất lớn. Nó đánh dấu ѕự trường thành của dân tộc Đại Việt. 

2. Tình hình chính trị

Câu 1: Tư liệu 2 cho em biết điều gì về chính sách của nhà Lý đối với các tù trưởng miền núi?

Giải rút gọn:

Điều đó cho thấy chủ trương củng cố khối đoàn kết dân tộc, là cội nguồn sức mạnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần ổn định tình hình đối nội.

Câu 2: Hãy cho biết những nét chính về tình hình chính trị thời Lý.

Giải rút gọn:

- Tổ chức chính quyền được củng cố từ trung ương đến địa phương.

- Nhà nước ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042).

- Quân đội:

+ Được huấn luyện chu đáo, chia thành 2 bộ phận là: cấm quân và quân địa phương.

+ Tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

- Về đối nội:

+ Thi hành chính sách mềm dẻo, khôn khéo để củng cố khối đoàn kết dân tộc

+ Kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt.

- Về đối ngoại: giữ mối quan hệ hòa hiếu với nhà tống, dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa.

3. Tình hình kinh tế, xã hội

Câu 1: Em có nhận xét gì về các chính sách của nhà Lý trong phát triển kinh tế? Theo em, những chính sách đó có tác dụng gì?

Giải rút gọn:

- Nhận xét: Nhà Lý đã thi hành nhiều chính sách tích cực, độc đáo để thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

- Tác dụng: các chính sách của nhà Lý đã góp phần quan trọng trong việc khôi phục và phát triển trở lại nền kinh tế đất nước.

Câu 2: Trình bày nét chính về tình hình kinh tế, xã hội Đại Việt thời Lý.

Giải rút gọn:

Tình hình kinh tế thời Lý

- Nhà nước thi hành nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp.

- Thủ công nghiệp khá phát triển.

- Thương nghiệp: hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước phát triển.

Tình hình xã hội

- Xã hội gồm 2 bộ phận: Bộ phận thống trị và bộ phận bị thống trị.

- Xã hội có xu hướng phân hóa hơn so với thời Đinh – Tiền Lê.

4. Tình hình văn hoá, giáo dục

Câu 1: Giới thiệu những thành tựu tiêu biểu về văn hoá, giáo dục thời Lý.

Giải rút gọn:

- Văn hóa: Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

+ Vua quan nhà Lý đều tôn sùng đạo Phật, Nho giáo bước đầu có vai trò trong xã hội

+ Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, nghệ thuật điêu khắc đa dạng, độc đáo, tinh tế.

- Giáo dục:

+ Năm 1070, Lý Thánh Tông xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long

+ Năm 1075, triều đình tổ chức khoa thi đầu tiên

+ Năm 1076, mở Quốc Tử Giám để dạy học.

Câu 2: Việc xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám và mở khoa thi đầu tiên có ý nghĩa như thế nào?

Giải rút gọn:

Văn Miếu- Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta, cho thấy sự quan tâm, chú trọng của triều đình nhà Lý đối với việc học tập, thi cử để tuyển chọn người tài ra giúp nước. Trở thành nơi để tôn vinh các bậc hiền tài có đóng góp cho đất nước.

LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG

Câu 1: Lập bảng hệ thống (hoặc sơ đồ tư duy) thể hiện những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá thời Lý.

Giải rút gọn:

 

Thời Lý

 

 

 

 

 

Chính trị

- Tổ chức chính quyền:

+ Đứng đầu là vua, dưới có quan văn, quan võ.

+ Chia cả nước thành 25 lộ, phủ, dưới có hương, huyện, đơn vị cơ sở là xã.

+ Năm 1042: ban hành Hình thư - bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

+ Quân đội gồm 2 bộ phận.

+ Thi hành chính sách "ngụ binh ư nông".

- Chính sách đối nội, đối ngoại: thực hiện chính sách mềm dẻo, khôn khéo nhưng kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt.

 

 

Kinh tế

- Thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

- Thủ công nghiệp: gồm 2 bộ phận.

- Thương nghiệp: hình thành các chợ và trung tâm trao đổi hàng hoá, đẩy mạnh quan hệ buôn bán với nước ngoài.

 

 

 

Xã hôị

- Có xu hướng phân hoá.

+ Tầng lớp quý tộc (vua, quan): có nhiều đặc quyền.

+ Số ít dân thường có nhiều ruộng đất trở thành địa chủ.

+ Nông dân: chiếm đa số, nhận ruộng đất để cày cấy và nộp thuế.

+ Thợ thủ công và thương nhân: khá đông đảo.

+ Nô tì: địa vị thấp kém nhất.

 

 

 

 

Văn hoá

- Tôn giáo:

+ Phật giáo được tôn sùng, truyền bá rộng rãi.

+ Nho giáo bắt đầu được mở rộng, Đạo giáo phát triển.

- Văn học, nghệ thuật:

+ Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Kiến trúc: một số công trình có quy mô tương đối lớn được xây dựng.

Câu 2: So sánh và cho biết tổ chức nhà nước thời Lý có điểm gì khác so với thời Đinh - Tiền Lê. Qua đó chứng tỏ điều gì về tổ chức nhà nước thời Lý?

Giải rút gọn:

a/ So sánh

Tiêu chí

Nhà Đinh - Tiền Lê

Nhà Lý

Giống nhau

- Tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền:

+ Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành. Ngôi vua cha truyền con nối.

+ Chia cả nước thành các lộ, phủ, châu; xã là đơn vị cấp cơ sở.

Khác nhau

- Bộ máy quan lại ở triều đình trung ương gồm 3 ban: Văn quan, võ quan và tăng quan.

- Cả nước chia làm 10 phủ, lộ, châu.

- Chưa có luật pháp thành văn

- Bộ máy quan lại ở triều đình trung ương gồm 2 ban văn và võ.

- Cả nước chia làm 24 phủ, lộ, châu.

- Đã có luật pháp thành văn (bộ luật Hình thư).

- Quân đội được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

b/ Nhận xét: Tổ chức nhà nước thời Lý có sự kế thừa từ bộ máy nhà nước thời Đinh – Tiền Lê nhưng hoàn thiện và chặt chẽ hơn.

Câu 3: Hãy sưu tầm sách, báo và internet về một thành tựu văn hoá, giáo dục tiêu biểu thời Lý. Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) giới thiệu về thành tựu đó.

Giải rút gọn:

(*) Giới thiệu Văn Miếu – Quốc Tư Giám

- Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học 

- Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là trường đại học đầu tiên của nước ta mà còn như một ngọn nến luôn rực cháy, thắp sáng truyền thống hiếu học của người Việt. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Lịch sử 7 Kết nối tri thức bài 11, Giải bài 11 Lịch sử 7 Kết nối tri thức, Siêu nhanh Giải bài 11 Lịch sử 7 Kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác