Lý thuyết trọng tâm toán 7 cánh diều bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc - cạnh - góc
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 7 cánh diều bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc - cạnh - góc. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU GÓC – CẠNH – GÓC (G.C.G)
HĐ1: SGK – tr88
Góc A và góc B của tam giác ABC có cạnh thuộc đường thẳng AB.
=> Trong tam giác ABC, ta gọi góc A và góc B là hai góc kề cạnh AB.
HĐ2: SGK – tr88
So sánh: BC = B’C’
Dự đoán: có thể kể luận ngược lại ΔABC = ΔA’B’C’
Kết luận: Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
Kí hiệu: Nếu $\widehat{A}=\widehat{A'}$, AB = A’B’, $\widehat{B}=\widehat{B'}$ thì
ΔABC = ΔA’B’C’ (g.c.g)
Ví dụ 1. SGK – tr89
Ví dụ 2. SGK – tr89
LT1.
Xét tam giác A’B’C’, ta có:
$\widehat{A'}+\widehat{B'}+\widehat{C'}$ = 180° (tổng 3 góc trong tam giác)
=> 70° + 60° + $\widehat{C'}$ = 180°
=> $\widehat{C'}$= 180° - 130° = 50°
Xét 2 tam giác ABC và A'B'C' , ta có:
$\widehat{B}=\widehat{B'}$ (=60°)
BC = B’C’ (=3cm)
$\widehat{C}=\widehat{C'}$ (= 50°)
Suy ra ΔABC = ΔA’B’C’ (g.c.g)
LT2.
Xét $\Delta ABC$ và $\Delta ABD$ có:
$\widehat{BAC}=\widehat{BAx}=60^{0}$
AB là cạnh chung
$\widehat{ABC}=\widehat{ABy}=45^{0}$
=> $\Delta ABC$ và $\Delta ABD$ (góc - cạnh - góc)
=> AC = AD, BC = BD
II. ÁP DỤNG VÀO TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU VỀ CẠNH GÓC VUÔNG (HOẶC CẠNH HUYỀN) VÀ GÓC NHỌN CỦA TAM GIÁC VUÔNG.
Trường hợp bằng nhau về cạnh góc vuông và góc nhọn của tam giác vuông
Nếu một cạnh góc vuông và góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này một cạnh góc vuông và góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau
GT | ΔABC, ΔA’B’C’ $\widehat{A}=\widehat{A'}$ =90° AB = A’B’; $\widehat{B}=\widehat{B'}$ |
KL | ΔABC = ΔA’B’C’ |
Chứng minh:
Xét hai tam giác vuông ABC và A’B’C’ , ta có:
$\widehat{A}=\widehat{A'}$ (cùng bằng 90°)
AB = A’B’
$\widehat{B}=\widehat{B'}$
Suy ra: ΔABC = ΔA’B’C’ (g.c.g)
Trường hợp bằng nhau về cạnh huyền và góc nhọn của tam giác vuông
Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
GT | ΔABC, ΔA’B’C’ $\widehat{A}=\widehat{A'}$ =90° BC = B’C’; $\widehat{B}=\widehat{B'}$ |
KL | ΔABC = ΔA’B’C’ |
Chứng minh:
Xét hai tam giác vuông ABC và A’B’C’ , ta có:
$\widehat{B}+\widehat{C}=\widehat{B'}+\widehat{C'}$ = 90°
Mà $\widehat{B}=\widehat{B'}$ suy ra $\widehat{C}=\widehat{C'}$
Vì $\widehat{B}=\widehat{B'}$, BC = B’C’, $\widehat{C}=\widehat{C'}$
Nên ΔABC = ΔA’B’C’ (g.c.g)
Ví dụ 3. SGK – tr90
Nhận xét: Độ dài các đoạn thẳng IM, IN gọi là khoảng cách từ điểm I lần lượt đến hai cạnh Ox, Oy của góc xOy. Như vậy, ta có thể nói: Nếu một điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó.
Ví dụ 4. SGK – tr91
Nhận xét: Nếu một điểm nằm trong một góc và cách đều hai cạnh của góc thì nằm trên tia phân giác của góc đó.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận