Tắt QC

[KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 bài 55: Ngân hà

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 bài 55: Ngân hà - Sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hệ Mặt Trời nằm ở:

  • A. Trung tâm của Ngân Hà.
  • B. Trung tâm một vòng xoắn của Ngân Hà.
  • C. Rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà.
  • D. Cả B và C đều đúng.

Câu 2: Hệ Mặt Trời cách Ngân Hà khoảng:

  • A. 230 năm ánh sáng.
  • B. 260000 năm ánh sáng.
  • C. 26000 năm ánh sáng.
  • D. 230000 năm ánh sáng.

Câu 3:  Câu nào dưới đây là đúng?

  • A. Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn.
  • B. Ngân Hà là tập hợp hàng trăm tỉ ngôi sao, nằm ngoài hệ Mặt Trời.
  • C. Ngân Hà là một chùm sao sắp xếp kéo dài trên bầu trời.
  • D. Ngân Hà là một “dòng sông sao” trên bầu trời.

Câu 4: Đường kính của Ngân Hà vào khoảng từ:

  • A. 300 năm ánh sáng.
  • B. 100000 năm ánh sáng.
  • C. 3000 năm ánh sáng.
  • D. 10000 năm ánh sáng.

Câu 5: Khi quan sát bầu trời đêm vào những đêm trời quang và không trăng, ta có thể nhìn thấy:

  • A. Mặt Trời.
  • B. Mặt Trăng.
  • C. Hỏa tinh.
  • D. Ngân Hà.

Câu 6: Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ với tốc độ khoảng:

  • A. 220 km/s.
  • B. 600 km/s.
  • C. 220000 m/s.
  • D. 600000 m/s.

Câu 7: 1 năm ánh sáng xấp xỉ bằng:

  • A. 95000 tỉ km.
  • B. 950000 tỉ km.
  • C. 95000 tỉ km.
  • D. 950 tỉ km.

Câu 8: Nếu nhìn Ngân Hà từ bên trên theo hướng vuông góc với mặt Ngân Hà, ta sẽ thấy nó có hình gì?

  • A, Hình tròn.
  • B. Hình xoắn ốc.
  • C. Hình cầu.
  • D. Hình elip.

Câu 9: Chọn phát biểu đúng?

  • A. Hệ Mặt Trời là trung tâm của Ngân Hà.
  • B. Từ Trái Đất ta có thể nhìn thấy toàn bộ Ngân Hà.
  • C. Ngân Hà chuyển động trong vũ trụ, đồng thời quay quanh lõi của nó.
  • D. Ngân Hà bao gồm toàn bộ thiên thể của vũ trụ.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng
  • B. Các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
  • C. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì giống nhau.
  • D. Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.

Câu 11: Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ lên tới:

  • A. 220 km/s. 
  • B. 220000 km/s. 
  • C. 2200 m/s.
  • D. 220000 m/s.

Câu 12: Mặt Trời chuyển động quanh tâm Ngân Hà mất bao lâu để quay hết một vòng?

  • A. 230 triệu năm. 
  • B. 320 triệu năm. 
  • C. 230 tỉ năm.
  • D. 320 nghìn năm.

Câu 13: Mặt Trời chuyển động quanh tâm Ngân Hà được 1 vòng với tốc độ 220000 m/s mất 230 triệu năm. Trong thời gian đó, Ngân Hà di chuyển với tốc độ 600000 m/s được đoạn đường bằng bao nhiêu năm ánh sáng? Biết 1 năm ánh sáng xấp xỉ bằng 95000 tỉ km.

  • A. 45810 năm ánh sáng.
  • B. 458100 năm ánh sáng.
  • C. 4581189 năm ánh sáng.
  • D. 45830 năm sáng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều