Khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 3: Sắt, hợp kim của sắt: gang thép

Soạn bài 3: Sắt, hợp kim của sắt: gang thép - sách VNEN khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 3 trang 14. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động khởi động

Quan sát hình 3.1 và trả lời câu hỏi sau: 

Kim loại nào được dùng làm vật liệu để sản xuất các vật dụng hay xây dựng công trình trên? Tại sao?

Hãy dự đoán tính chất hóa học của kim loại đó và đề xuất các thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán đó.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Sắt 

1. Tính chất vật lí

Sắt có những tính chất vật lí gì?

2. Tính chất hóa học.

Tiến hành các thí nghiệm và ghi kết quả theo bảng sau:

TTTên thí nghiệmCách tiến hànhHiện tượng - giải thích
1Tác dụng với phi kimLấy một dợi dây phanh xe đạp/xe máy cuộn tròn đầu thành hình lò xo, nung nóng đỏ đầu lò xo trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đưa nhanh vào lọ có chứa clo. 
2Tác dụng với dung dịch axitCho một mẩu dây sắt vào ống nghiệm chứa khoảng 2 ml dung dịch HCl/H2SO4 loãng,... 
3Tác dụng với dung dịch muốiCho một mẩu dây sắt vào ống nghiệm chứa khoảng 2 ml dung dịch CuSO4/CuCl2 

Câu hỏi:

1. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.

2. Nêu tính chất hóa học của sắt, mỗi tính chất viết một PTHH để minh họa.

II. Hợp kim sắt: gang, thép

1. Hợp kim của sắt

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi (SGK KHTN 9 tập 1 trang 16)

Câu hỏi:

1. Hợp kim là gì?

2. Gang là gì? Thép là gì? So sánh hàm lượng nguyên tố cacbon trong gang và thép.

2. Sản xuất gang thép

a, Sản xuất gang

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi (SGK KHTN 9 tập 1 trang 17)

1. Cho biết các nguyên liệu để sản xuất gang.

2. Nêu nguyên tắc sản xuất gang.

b, sản xuất thép

1. Các nguyên liệu chính dùng để sản xuất thép là gì?

2. Nêu nguyên tắc luyện gang thành thép.

C. Hoạt động luyện tập 

1. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho kim loại sắt vào các dung dịch sau: 

a, Cu(NO3)2                      b, H2SO4 loãng                      c, H2SO4 đặc nguội                           d, ZnSO4

2. Viết PTHH theo các dãy chuyển đổi sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)

a, $Fe\overset{(1)}{\rightarrow} FeCl_{2} \overset{(2)}{\rightarrow}Fe(OH)_{2}\overset{(3)}{\rightarrow}FeSO_{4}\overset{(4)}{\rightarrow}FeCl_{2}$

b, $Fe\overset{(1)}{\rightarrow} FeCl_{3} \overset{(2)}{\rightarrow}Fe(OH)_{3}\overset{(3)}{\rightarrow}Fe_{2}O_{3}\overset{(4)}{\rightarrow}Fe$

3. Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách phân biệt 3 kim loại riêng biệt sau: bạc, nhôm, sắt. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra nếu có.

4. Nêu ứng dụng của gang và thép

5. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra trong quá trình luyện quặng thành gang và luyện gang thành thép.

6. Tính khối lượng quặng hematit chứa 60% Fe2O3 cần thiết để sản xuất được 1 tấn gang chứa 96% sắt. Biết hiệu suất của quá trình là 80%

7. Ngâm một lá sắt có khối lượng 5 gam trong 50 ml dung dịch CuSO4 15%( khối lượng riêng d= 1,12 g/ml). Sau một thời gian lấy lá sắt ra rửa nhẹ, làm khô, thấy khối lượng lá sắt tăng thêm 0,16 gam so với ban đầu. Viết PTHH xảy ra và tính nồng độ phần trăm các chất sau phản ứng.

D. Hoạt động vận dụng

Hãy kể tên các vật dụng bằng gang thép mà em biết. Làm thế nào để bảo vệ các vật dụng đó được bền hơn.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng 

Hãy tìm hiểu và cho biết ở nước ta quặng sắt có ở khu vực nào? Quá trình sản xuất gang thép có thể ảnh hưởng tới như thế nào tới môi trường? Em hãy đề xuất giải pháp để chống ô nhiễm môi trường ở khu dân cư gần nơi sản xuất gang thép. 

Từ khóa tìm kiếm: khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 3, bài 3: Sắt, hợp kim của sắt: gang thép học sách VNEN, bài 3: Sắt, hợp kim của sắt: gang thép, giải khoa học tự nhiên 9 sách VNEN chi tiết dễ hiểu.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác