Khoa học tự nhiên 9 bài 59: Ôn tập phần vật lí

Soạn bài 59: Ôn tập phần vật lí - sách VNEN khoa học tự nhiên 9 trang 154. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học

III. Nội dung ôn tập

Ôn tập phần dòng điện không đổi

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Điện trở của vật dẫn là đại lượng

A. đặc trưng cho mức độ cản trở hiệu điện thế của vật

B. tỉ lệ với hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật.

C. đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật.

D. tỉ lệ với cường độ dòng điện chạy qua vật.

2: Phát biểu nào sau đây đúng với định luật Ôm?

A. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn.

B. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.

C. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây dẫn.

D. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không phụ thuộc vào điện trở của dây dẫn.

3. Công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song là

A. $R_{td} = R_1 + R_2$

B. $R_{td} = \frac{R_1R_2}{R_1 + R_2}$

C. $R_{td} = \frac{R_1+R_2}{R_1R_2}$

D. $R_{td} = \frac{1}{R_1} + \frac{1}{R_2}$

4. Công thức xác định điện trở của một dây dẫn là

A. $R = \rho \frac{S}{l}$

B. $R = \rho \frac{l}{S}$

C. $R = S \frac{l}{\rho }$

D. $R = \frac{S}{\rho l}$

5. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Điện trở dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn.

B. Điện trở của dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây dẫn.

C. Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.

D. Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.

6. Có thể dùng vôn kế và ampe kế để xác định giá trị của một điện trở trong một mạch điện bất kì có dòng điện chạy qua không? Nếu được hãy trình bày cách làm đó.

7. Cho đoạn mạch gồm hai điện trở $R_1 = 30 \Omega $; $R_2 = 60 \Omega $ mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch có giá trị là.

A. $0,05\; \Omega $

B. $20\; \Omega $

C. $90\; \Omega $

D. $1800\; \Omega $

8. Một dây dẫn có điện trở $40 \;\Omega$ chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 250 mA. Hiệu điện thế lớn nhất có thể đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là:

A. 6 V

B. 8 V

C. 10 V

D. 12 V

9. Một đoạn mạch gồm hai điện trở $R_1 = 10 \;\Omega $ và $R_2 = 20\; \Omega $ mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 12 V. Cường độ dòng điện qua mạch là

A. 1,2 A

B. 0,3 A

C. 0,4 A

D. 0,6 A

10. Trình bày phương án thí nghiệm để khảo sát sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài của dây dẫn.

11. Quan sát vỏ của một biến trở thấy có ghi $47\;\Omega\; – 0,5 \;A$

a) Chỉ số $47\;\Omega – 0,5 \;A$ có ý nghĩa gì?

b) Điện trở này có thể chịu được điện thế cực đại là bao nhiêu?

12. Công thức xác định công của một dòng điện trong đoạn mạch là

A. $A = UI^2t$

B. $A = U^2It$

C. $A = UIt$

D. $A = URt$

13. Để bảo vệ thiết bị trong mạch điện, người ta cần

A. mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện

B. mắc song song cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện

C. mắc nối tiếp cầu chì phù hợp cho từng dụng cụ điện, từng đoạn mạch điện.

D. mắc song song cầu chì phù hợp cho từng dụng cụ điện, từng đoạn mạch điện.

14. Một bàn là được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức, trong 15 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng 720 kJ. Tính công suất của bàn là.

15. Một bóng đèn loại 220 V - 100 W được mắc vào hiệu điện thế 200 V. Sau nửa giờ thắp sáng, công của dòng điện thực hiện trên bóng điện là bao nhiêu?

16. Tại sao người ta thường dùng dây chì để làm cầu chì bảo vệ thiết bị điện trong mạch mà không dùng các kim loại khác?

17. Nêu lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng và một số biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.

Ôn tập phần Điện từ học

1. Nếu đưa hai cực cùng tên của hai nam châm khác nhau lại gần nhau thì

A. chúng hút nhau

B. chúng đẩy nhau

C. chúng không hút, không đẩy nhau

D. lúc chúng hút nhau, lúc chúng đẩy nhau.

2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về la bàn?

A. la bàn là dụng cụ để xác định phương hướng

B. la bàn là dụng cụ để xác định nhiệt độ

C. la bàn là dụng cụ để xác định độ cao

D. la bàn là dụng cụ để xác định hướng gió thổi

3. Phương án nào sau đây xác định được cực từ của một kim nam châm?

A. Đặt kim nam châm lên một trục thẳng đứng, khi kim nam châm nằm yên, đầu nào chỉ về phía Bắc là cực Bắc, đầu nào chỉ về phía Nam là cực Nam.

B. Đặt kim nam châm song song với dây dẫn thẳng, cho dòng điện chạy qua dây dẫn, đầu nào bị dây dẫn hút thì đó là cực Bắc còn đầu kia là cực Nam.

C. Đặt kim nam châm song song với ống dây có dòng điện chạy qua, đầu nào bị ống dây dẫn hút thì đó là cực Bắc còn đầu kia là cực Nam

D. Đặt kim nam châm vuông góc với dây dẫn thẳng, cho dòng điện chạy qua dây dẫn, đầu nào bị dây dẫn đẩy thì đó là cực Bắc còn đầu kia là cực Nam.

 

4. Để xác định phương hướng, người ta đặt một la bàn, sự định hướng của kim la bàn như hình 59.1. Hãy cho biết OA, OB, OC, OD chỉ các hướng địa lí nào?

Hãy cho biết OA, OB, OC, OD chỉ các hướng địa lí nào?

5. Hãy chỉ ra hình nào trong hình 59.2 không đúng về mũi tên giữa phương chiều của dòng điện và lực từ F tác dụng lên dòng điện.

Hãy chỉ ra hình nào trong hình 59.2 không đúng về mũi tên giữa phương chiều của dòng điện và lực từ F tác dụng lên dòng điện.

6. Dòng điện xoay chiều là

A. dòng điện đổi chiều liên tục không theo chu kì

B. dòng điện có lúc thì có chiều này có lúc thì có chiều ngược lại

C. dòng điện luân phiên đổi chiều theo chu kì

D. dòng điện có chiều không thay đổi.

7. Hãy ghép mỗi thành phần a, b, c, d, e trong cột A với một thành phần 1, 2, 3, 4, 5 trong cột B để được một câu đúng.

AB
a) Dòng điện xoay chiều1. lực từ của dòng điện tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều.
b) Dùng ampe kế có kí hiệu AC để đo2. giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều
c) Khi dòng điện xoay chiều đổi chiều3. có tác dụng nhiệt, quang, từ, ...
d) Dùng ampe kế có kí hiệu AC để đo4. giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều.
e) Dùng vôn kế có kí hiệu AC để đo5. giá trị của cường độ dòng điện một chiều.

8. Đặt kim nam châm gần dây dẫn thẳng có dòng điện xoay chiều chạy qua thì

A. kim nam châm bị dây dẫn hút.

B. kim nam châm bị dây dẫn đẩy.

C. kim nam châm vẫn đứng yên.

D. kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu.

9. Một máy biến áp có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là 2000 vòng, cuộn thứ cấp là 4000 vòng. Cuộn sơ cấp nối vào nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế 220V.

a) Tính hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp khi mạch hở.

b) Nối hai đầu cuộn thứ cấp với điện trở $100 \;\Omega$. Tính cường độ dòng điện chạy trong cuộn sơ cấp và thứ cấp. Bỏ qua điện trở của các cuộn dây.

c) Người ta muốn hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp (khi mạch hở) bằng 220V, thì số vòng dây ở cuộn thứ cấp phải bằng bao nhiêu?

Ôn tập phần Quang học

1. Chỉ ra hình vẽ đúng đường truyền của tia sáng khi truyền từ không khí vào nước

Chỉ ra hình vẽ đúng đường truyền của tia sáng khi truyền từ không khí vào nước

Chỉ ra hình vẽ đúng đường truyền của tia sáng khi truyền từ không khí vào nước

2. Phát biểu nào dưới đây về tia khúc xạ ánh sáng là đúng?

A. Tia khúc xạ luôn đi là là mặt phân cách giữa hai môi trường.

B. Tia khúc xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới.

C. Tia khúc xạ luôn vuông góc với mặt phằng phân cách của hai môi trường.

D. Tia khúc xạ luôn nằm theo phương của tia tới.

3. Chiếu một chùm tia sáng tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ. Chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính là chùm sáng

A. hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.

B. phân kì.

C. hội tụ tại tiêu cự của thấu kính.

D. song song với trục chính.

4. Phát biểu nào dưới đây về thấu kính phân kì là sai?

A. Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.

B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.

C. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua đi qua tiêu điểm.

D. Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo hướng của tia tới.

5. Đặt một vật sáng trước thấu kính phân kì, ảnh thu được là

A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.

B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.

C. ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật.

D. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.

6. Quan sát các dòng chữ qua một thấu kính thấy các dòng chữ lớn hơn. Thấu kính này là thấu kính gì? Tại sao?

7. Mỗi máy ảnh dùng phim đều có các bộ phận chính là

A. Vật kính, buồng tối

B. Vật kính, chỗ đặt phim.

C. Đèn flash, buồng tối, chỗ đặt phim.

D. Vật kính, buồng tối, chỗ đặt phim.

8. Khi nói về máy ảnh, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ.

B. Ảnh trên phim bao giờ cũng là ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.

C. Trong máy ảnh, vật kính cũng có thể là thấu kính phân kì.

D. Trong máy ảnh, khoảng cách từ vật đến phim có thể thay đổi được.

9. Khi nói về thể thủy tinh của mắt, phát biểu nào sai?

A. Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ.

B. Thể thủy tinh có độ cong thay đổi được.

C. Thể thủy tinh có tiêu cự không đổi.

D. Thể thủy tinh có tiêu cự thay đổi được.

10. Về phương diện tạo ảnh, giữa mắt và máy ảnh đều có chung đặc điểm là

A. tạo ra ảnh thật, nhỏ hơn vật, ngược chiều với vật.

B. tạo ra ảnh ảo, nhỏ hơn vật, ngược chiều với vật.

C. tạo ra ảnh thật, lớn hơn vật, cùng chiều với vật

D. tạo ra ảnh ảo, lớn hơn vật, ngược chiều với vật.

11. Sự điều tiết của mắt có tác dụng

A. làm tăng độ lớn của vật.

B. làm ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới.

C. làm tăng khoảng cách đến vật.

D. làm giảm khoảng cách đến vật.

12. Kính lúp là một thấu kính

A. hội tụ có tiêu cự dài.

B. hội tụ có tiêu cự ngắn.

C. phân kì có tiêu cự dài.

D. phân kì có tiêu cự ngắn.

13. Người ta sử dụng kính lúp để

A. phóng to hình ảnh của vật nhỏ cần quan sát

B. làm thay đổi khoảng cách từ mắt tới hình ảnh mà mắt quan sát.

C. làm tăng kích thước của vật.

D. làm tăng khoảng nhìn rõ của mắt.

14. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Thấu kính hội tụ có rìa mỏng hơn phần giữa.

B. Thấu kính phân kì có rìa dày hơn phần giữa.

C. Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

D. Thấu kính hội tụ luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

Pages

Từ khóa tìm kiếm: khoa học tự nhiên 9 bài 59, bài 59 Ôn tập phần vật lí sách VNEN, bài 59 Ôn tập phần vật lí, giải khoa học tự nhiên 9 sách VNEN chi tiết dễ hiểu.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác