Khoa học tự nhiên 9 Bài 60: Lai giống vật nuôi, cây trồng

Sau đây, Tech12h sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho "Bài 60: Lai giống vật nuôi, cây trồng - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 9, trang 163". Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động khởi động

Nếu dùng biện pháp kĩ thuật để bắt ngô tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thì sức sống của cây ngô sẽ giảm (hình 60.1), ta có thể dựa vào các quy luật di truyền - biến dị đã học để giải thích hiện tượng này như thế nào?

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Hiện tượng thoái hóa

1. Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phối

- Vì sao có hiện tượng thoái hóa giống ở thực vật tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn?

- Hãy chọn các từ phù hợp để hoàn thành đoạn văn sau:

Hiện tượng thoái hóa biểu hiện như sau: các cá thể của các thế hệ kế tiếp có sức sống  ...(1)... biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển ..(2)..., chiều cao cây và năng suất ..(3).., nhiều cây ...(4)... Ở nhiều dòng, bộc lộ các đặc điểm ..(5)... như: bạch tạng, thân ..(6)..., bắp ....(7).. và kết hạt ...(8)...

2. Hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật

- Ở động vật có hiện tượng thoái hóa giống không? Vì sao?

- Trả lời câu hỏi:

+ Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật và giao phối gần ở động vật.

+ Tại sao một số loài thực vật thụ phấn nghiêm ngặt hay động vật thường xuyên giao phối gần không bị thoái hóa?

3. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống

- Tại saotự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?

- Hãy chọn các từ thích hợp để hoàn thành đoạn văn sau: 

Trong chọn giống, người ta thường dùng các phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần để ...(1)... và ..(2)... một số tính trạng mong muốn, tạo ...(3).. (có các cặp gen đồng hợp), thuận lợi cho đánh giá KG tưng dòng, phát hiện các  ...(4)... để loại khỏi quần thể.

II. Ưu thế lai

1. Hiện tượng ưu thế lai và nguyên nhân

- Nêu đặc điểm của hiện tượng ưu thế lai.

- Khi nói về hiện tượng ưu thế lai, những phát biểu nào sau đây là đúng?

a, có sức sống cao hơn

b, sinh trưởng nhanh hơn

c, khả năng sinh sản giảm

d, phát triển mạnh hơn

e, chiều cao cây giảm dần

f, chống chịu tốt hơn

g, có các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa bố và mẹ hoặc vượt trội cả bố mẹ.

h, có các tính trạng năng suất ngang bằng hoặc thấp hơn cả bố mẹ.

- Trả lời câu hỏi:

+ nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai?

+ vì sao lai 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất?

+ vì sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ? 

+ để duy trì ưu thế lai cần sử dụng phương pháp nhân giống nào?

2. Các phương pháp tạo ưu thế lai

a, ở cây trồng

 Trong chọn giống cây trồng, người ta đã dùng những phương pháp gì để tạo ưu thế lai? Phương pháp nào được dùng phổ biến nhất, tại sao?

b, ở vật nuôi

 Lai kinh tế là gì? Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ.

B. Hoạt động luyện tập

Các thành tựu chọn giống cây trồng, vật nuôi được tạo ra nhờ những phương pháp nào? 

D. Hoạt động vận dụng

Thực hành thao tác giao phấn ở lúa, ngô:

- Bước 1: chọn cây mẹ

- Bước 2: Khử đực ở cây mẹ

- Bước 3: Thụ phấn

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Sưu tầm hình ảnh, tư liệu để viết một báo cáo ngắn khoảng 500 từ về một số thành tựu chọn giống tại địa phương em hoặc một địa phương mà em quan tâm.

Từ khóa tìm kiếm: lai giống vật nuôi, cây trồng, bài 60 khoa học tự nhiên 9 tập 2 trang 219

Bình luận

Giải bài tập những môn khác