Khoa học tự nhiên 9 Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Sau đây, Tech12h sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho "Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 9, trang 124". Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động khởi động

Giả sử xuất hiện các bộ NST với kí hiệu 3n,4n hoặc 21 + 1 hay 2n -1. Hãy dự đoán nguyên nhân và cơ chế tạo ra các bộ NST nêu trên. Các loại bộ NST trên là có lợi hay có hại cho sinh vật, vì sao?

Quan sát hình 24.1 và thảo luận: Nguyên nhân tạo ra quả dưa hấu khổng lồ.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Thể dị bội (lêch bội)

Quan sát hình 24.3 và hình 24.4, giải thích cơ chế tạo dị bội (2n +1) và (2n -1) trong nguyên phân và giảm phân. Thảo luận rồi diễn đạt các cơ chế đó bằng lời, bằng đoạn văn.

2. Thể đa bội

Quan sát hình 24.5, mô tả cơ chế tạo thành thể đa bội trong nguyên nhân và giảm phân.

C. Hoạt động luyện tập

1. Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST là (2n +1) và (2n - 1).

2. Quan sát hình 24.7, giải thích cơ chế phát sinh các dạng đa bội.

3. Hoàn thành bảng 24.1.

Bảng 24.1. So sánh cơ thể lưỡng bội (2n) với cơ thể đa bội (3n,4n, ...)

Cơ thể lưỡng bội 2n

Cơ thể đa bội (3n,4n,..)

Tế bào có bộ NST lưỡng bội, kích thước tế bào bình thường. Các cơ quan sinh sản, cơ quan sinh dưỡng có kích thước bình thường.

 

Cặp gen tương ứng gồm 2 alen có nguồn gốc khác nhau.

 

Thời gian sinh trưởng, phát triển bình thường.

 

4. Khi lai 2 cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa, người ta thu được một số cây lai tam bội có kiểu gen AAa. Hãy giải thích cơ chế hình thành và nêu đặc điểm của các cây tam bội.

5. Bộ NST của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp NST (kí hiệu I, II, III, IV, V). Khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện ba thể đột biến (kí hiệu A, B, C). Phân tích tế bào học ba thể đột biến đó, thu được kết quả sau:

Thể đột biến

Số NST đếm được ở từng cặp

I

II

III

IV

V

A

3

3

3

3

3

B

4

4

4

4

4

C

1

2

2

2

2

a, Xác định tên gọi của các thể đột biến trên.

b, Nêu cơ chế hình thành thể đột biến C. 

6. Thể dị bội là

A.cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 2n NST.

B. giao tử có (n -1) hay  (n + 1) NST.

C. hợp tử có 3n NST được sinh ra từ cơ thể có 2n NST.

D. cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 2n + 1 hhay 2n - 1 NST.

7. Đột biến thể đa bội là

A. cơ thể có tế bào sinh dưỡng với số lượng NST là bội số của n (nhiều hơn 2).

B. tế bào sinh dưỡng có (2n +2) NST.

C. giao tử có số lượng NST là 2n.

D. hợp tử có (2n +1) NST.

8. Sự biến đổi số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST tạo nên

A. thể dị bội.

B. thể đa bội.

C. thể tam bội.

D. thể đa nhiễm.

D. Hoạt động vận dụng

Lập bảng 24.2. So sánh thể dị bội với thể đa bội.

Dấu hiệu so sánh

Thể dị bội

Thể đa bội

Khái niệm

 

 

Bộ NST

 

 

Cơ chế hình thành

 

 

Đặc điểm cơ thể

 

 

Giống nhau

 

 

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Hãy tìm thêm một số ví dụ về đột biến số lượng NST phát sinh trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.

2. Có thể nhận biết các thể đa bộ bằng mắt thường qua những dấu hiệu gì? Có thể ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như thế nào?

3. Hãy sưu tầm tư liệu và mô tả một giống cây trồng đa bội ở Việt Nam.

Từ khóa tìm kiếm: đột biến số lượng NST, bài 24 khoa học tự nhiên 9 tập 1 trang 124

Bình luận

Giải bài tập những môn khác