Khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 1: Tính chất của kim loại, dãy hoạt động hóa học của kim loại

Soạn bài 1: Tính chất của kim loại, dãy hoạt động hóa học của kim loại - sách VNEN khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 1 trang 3. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động khởi động

Hãy nêu một số tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại mà em biết, đồng thời đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm chứng các tính chất đó.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Tính chất vật lí của kim loại

Tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả theo bảng sau:

STTTên thí nghiệmCách tiến hànhHiện tượng
1Nghiên cứu tính dẻo của kim loại
  • Dùng búa đập một đoạn dây đồng/nhôm
  • Dùng tay uốn cong một đoạn dây đồng/ sắt mảnh
 
2Nghiên cứu ánh kim của kim loạiDùng giấy ráp đánh sạch một phần lá nhôm/đồng. Quan sát chỗ kim loại đã được đánh sạch bằng giấy ráp. 

Qua các thí nghiệm, em có thể kiểm chứng được tính chất vật lí nào của kim loại ?

Câu hỏi:
1. Kim loại có các tính chất vật lí nào?

2. Dựa vào các tính chất vật lí khác nhau của kim loại, em hãy nêu ứng dụng của một số kim loại trong đời sống và sản xuất.

II. Tính chất hóa học của kim loại

Tiến hành thí nghiệm ghi kết quả theo bảng sau:

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi (SGK KHTN 9 tập 1 trang 5)

Nêu tính chất hóa học của kim loại, mỗi tính chất viết một phương trình hóa học để minh họa.

III. Dãy hoạt động hóa học của kim loại

1. Dãy hoạt động hóa học của kim loại được xây dựng như thế nào ?

Tiến hành các thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng

Câu hỏi:

Từ thí nghiệm 1, hãy so sánh mức độ hoạt động hóa học của Zn và Cu.

Từ thí nghiệm 2, hãy so sánh mức độ hoạt động hóa học của Cu và Ag

Từ thí nghiệm 3, hãy so sánh mức độ hoạt động hóa học của Zn, H và Cu

Từ thí nghiệm 4, hãy so sánh mức độ hoạt động hóa học của Na và Zn

Từ đó, hãy sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học của Cu, Ag, Na, Zn, H

2. Dãy hoạt động hóa học của kim loại có ý nghĩa như thế nào ? 

Đọc thong tin và trả lười câu hỏi (SGK KHTN 9 tập 1 trang 7)

1. Kim loại Al có tác dụng được với dung dịch CuSO4 không ? Vì sao ?

2. Kim loại Ag có tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng không ? Vì sao ?

C. Hoạt động luyện tập

1. Kim loại dẫn điện tốt nhất là:

A. Cu                    B. Al                    C. Au                    D. Ag

2.Hãy chọn từ/cụm từ thích hợp cho trong ngoặc đơn (bền; nhẹ; dây điện; đồ trang sức; nhôm; ánh kim) điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a, Đồng và nhôm được dùng làm .......................... là do dẫn điện tốt.

b, ....................... được dùng làm đồ dùng đun nấu (ấm, nồi...) là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt.

c, Vàng, bạc được dùng làm .................... vì bền trong không khí và có .................. rất đẹp.

d, Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do ............ và .................

3. Viết PTHH theo sơ đồ phản ứng sau đây (ghi rõ điều kiện nếu có)

a, $.......... + .......... \overset{t_{o}}{\rightarrow}  MgO$

b, $.......... + ........... \overset{t_{o}}{\rightarrow}  FeS$

c, $Al + HCl \rightarrow .......... + ..........$

d, $.......... + .......... \rightarrow FeSO_{4} + Cu$

e, $K + H_{2}O \rightarrow  .......... + ..........$

4. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các kim loại: Zn, Al, Cu tác dụng với: O2; Cl2; dd H2SO4 loãng; dd FeSO4.

5. Hãy giải thích tại sao các kim loại K, Na, Ca,... khi tác dụng với dung dịch muối lại không đẩy các kim loại đứng sau chúng ra khỏi dung dịch muối?

6. Ngâm một lá kẽm trong 40 gam dung dịch CuSO4 10% cho đến khi kẽm không tan được nữa. Tính khối lượng kẽm đã phản ứng với dd CuSO4 và nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.

7. Một hỗn hợp X ở dạng bột gồm Cu và Zn. Để xác định phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong X, người ta lấy 5,25 gam X cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 1,12 lít khí thoát ra (đktc). Viết PTHH của phản ứng xảy ra và tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X ban đầu.

D. Hoạt động vận dụng

1. Hãy kể tên các kim loại được dùng làm vật liệu để chế tạo các vận dụng trong gia đình em và một số vật dụng trong đời sống, sản xuất. Tại sao chúng được sử dụng để làm các vật dụng đó?

2. Cần phải lưu ý gì khi cắm phích điện vào ổ điện hoặc khi thấy dây dẫn điện của các vận dụng bị hở lớp lõi kim loại phía trong?

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet,... và cho biết kim loại nào được dùng làm dây tóc của bóng đèn sợi đốt. Tại sao ?

Tại sao ngày nay người ta lại ít sử dụng bóng đèn sợi đốt mà chủ yếu dùng bóng đèn huỳnh quang ?

Từ khóa tìm kiếm: khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 1, bài 1: Tính chất của kim loại, dãy hoạt động hóa học của kim loại học sách VNEN, bài 1: Tính chất của kim loại, dãy hoạt động hóa học của kim loại, giải khoa học tự nhiên 9 sách VNEN chi tiết dễ hiểu.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác