Khoa học tự nhiên 9 Bài 25: Di truyền học Menđen - Lai một cặp tính trạng

Sau đây, Tech12h sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho "Bài 25: Di truyền học Menđen - Lai một cặp tính trạng - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 9, trang 129". Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động khởi động

Xem lại kiến thức đã học ở bài 14, theo em nội dung nghiên cứu Di truyền học là gì? Ai được xem là "Ông tổ của Di truyền học"? Em có biết công trình nghiên cứu Di truyền học của ông không?

Quan sát hình 25.2, em hãy nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng ở đậu Hà Lan.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học

1. Một số thuật ngữ

- tính trạng

- căp tính trạng tương phản

- nhân tố di truyền

- giống (dòng) thuần chủng

- kiểu gen

- kiểu hình

- gen/ alen

2. Một số kí hiệu

- P: bố mẹ xuất phát

- x: phép lai

- G: giao tử

- F: thế hệ con

II. Lai một cặp tính trạng

1. Thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen

a, Kết quả thế hệ F1 trong phép lai một cặp tính trạng của Menđen

Quan sát hình 25.3, mô tả cách thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan?

Quan sát hình 25.2, em hãy dự đoán kết quả nghiên cứu của Menđen (kiểu hình F1) vào bảng 25.1.

 

Hình dạng hạt

Màu sắc hạt

Hình dạng quả

Màu sắc quả

Màu sắc hoa

Vị trí hoa

Chiều cao thân

P

Nhăn x trơn

Vàng x xanh

Có ngấn x không có ngấn

Xanh x vàng

Tím x trắng

Đỉnh ngọn x trên thân

Cao x thấp

F1

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời các câu hỏi sau:

- Đưa ra kết quả: tính trạng trội và tính trạng lặn của mỗi tính trạng ở thế hệ P.

- Viết 7 sơ đồ lai minh họa cho các phép lai trong bảng 25.1.

- Em hãy nhìn vào hình 25.3 để thấy điều bất ngờ mà Menđen phát hiện ra ở thế hệ F1. Tất cả cây con đều màu tím. Tính trạng hoa trắng có vẻ như bị biến mất.

- Các cây F1 tự thụ phấn. Hãy dự đoán kết quả ở F2 bằng cách viết sơ đồ lai từ F1 => F2.

b, Kết quả thế hệ F2 trong phép lai một cặp tính trạng của Menđen

Quan sát bảng 25.2, em hãy tính tỉ lệ kiểu hình ở F2 và phát biểu nhận xét chung về kết quả thí nghiệm?

Tính trạng

Đặc tính trội x đặc tính lặn

Thế hệ F2 (trội: lặn)

Tỉ lệ

Màu hoa

Tím x trắng

705 : 224

 

Vị trí hoa

Trên thân x đỉnh ngọn

651 : 207

 

Màu hạt

Vàng x xanh

6022 : 2001

 

Dạng hạt

Trơn x nhăn

5474 : 1850

 

Dạng quả

Không có ngấn x có ngấn

882 : 229

 

Màu quả

Xanh x vàng

428 : 152

 

Chiều cao cây

Thân cao x thân thấp

787 : 277

 

2. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng

- Mỗi nhân tố di truyền chi phối tính trạng luôn tồn lại thành từng cặp

- Khi giảm phân tạo giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li về một giao tử.

- F1 biểu hiện 1 tính trạng của bố hoặc mẹ => tính trạng trội lấn át hoàn toàn tính trạng lặn.

- Kiểu hình trội có 2 kiểu gen quy định: đồng hợp trội (AA) và dị hợp tử (Aa)

- Kiểu hình lặn do 1 kiểu gen quy định là đồng hợp lặn (aa)

3. Lai phân tích

Điền từ thích hợp vào những chỗ trống trong đoạn sau đây:

Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng ....(1)............ cần xác định kiểu ....(2).... với cá thể mang tính trạng ..(3)... Nếu kết quả của phép lai ...(4).... thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (hay thuần chủng). Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen ..(5)...

3. Lai phân tích

Điền từ thích hợp vào những chỗ trống trong đoạn sau đây:

Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng ....(1)............ cần xác định kiểu ....(2).... với cá thể mang tính trạng ..(3)... Nếu kết quả của phép lai ...(4).... thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (hay thuần chủng). Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen ..(5)...

4. Ý nghĩa của tương quan trội - lặn

- Tương quan trội - lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể sinh vật.

- Thông thường các tính trạng trội là tính trạng có lợi, tính trạng lặn là tính trạng có hại cho sinh vật.

=> Trong sản xuất cần kiểm tra độ thuần chủng của giống để tránh xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng tới năng suất

5. Các phương thức di truyền khác - Trội không hoàn toàn

Kí hiệu dùng cho các alen trong trội không hoàn toàn được viết thế nào?

C. Hoạt động luyện tập

1. Một mảnh vườn có 80 cây đậu Hà Lan. Trong số đó, 20 cây có thân thấp và 60 cây thân cao. Tỉ lệ phần trăm của cây thân thấp là bao nhiêu? Tỉ lệ phần trăm của cây thân cao là bao nhiêu? 

2. Lập bảng so sánh trội hoàn toàn với trội không hoàn toàn, cho ví dụ minh họa.

3. Trả lời các câu sau:

Câu 1: Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Viết sơ đồ lai minh họa.

P: lông ngắn thuần chủng x lông dài, kết quả ở F1 và F2 như thế nào?

Câu 2: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, a quy định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền màu sắc của thân cây cà chua, người ta thu được kết quả sau:

P: thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm --> F1: 75% thân đỏ thẫm : 25% thân xanh lục. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau đây, viết sơ đồ lai minh họa 

a, P: AA x AA

b, P: AA x Aa

c, P: AA x aa

d, P: Aa x Aa

Câu 3: Màu sắc hoa mõm chó do 1 gen quy định. Theo dõi sự di truyền màu sắc hoa mõm chó, người ta thu được những kết quả sau:

P: hoa hồng x hoa hồng --> F1: 25% hoa đỏ : 50% hoa hồng : 25% hoa trắng. Điều giải thích nào sau đây là đúng cho phép lai trên:

A. Hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng.

B. Hoa đỏ trội không hoàn toàn so với hoa trắng.

C. Hoa trắng trội hoàn toàn so với hoa đỏ.

D. Hoa hồng là tính trạng trội so với hoa trắng.

Câu 4: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình nào trong các trường hợp sau để con sinh ra có người mắt đen, người mắt xanh. Viết sơ đồ lai minh họa.

a. Mẹ mắt đen (AA) X Bố mắt xanh (aa)

b. Mẹ mắt đen (Aa) X Bố mắt đen (Aa)

c. Mẹ mắt xanh (aa) X Bố mắt đen (Aa)

d.  Mẹ mắt đen (Aa) X Bố mắt đen (AA)

Câu 5: Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở

A. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp.

B. cơ thể mang kiểu gen dị hợp.

C. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp lặn.

D. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp và dị hợp.

Câu 6: Phương pháp nghiên cứu của Menđen được gọi là

A. phương pháp lai phân tích.

B. phương pháp phân tích cac thế hệ lai.

C. phương pháp tạp giao các cây đậu Hà Lan.

D. phương pháp tự thụ phấn.

1. Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào? Cho ví dụ và viết sơ đồ minh họa.

2. Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai minh họa 3 phép lai sau:

PF1F2
hoa đỏ x hoa trắnghoa đỏ705 đỏ và 224 trắng
thân cao x thân thấpthân cao487 cao và 177 thấp
quả lục x quả vàngquả lục428 lục và 152 vàng

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Phần lớn tính trạng được di truyền như thế nào?

2. Ở cà chua, gen A quy định qura đỏ, a quy định quả vàng; B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục. Khi cholai hai cây cà chua quả đỏ, dạng bầu dục và quả vàng, dạng tròn với nhau được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. F1 giao phấn với nhau được F2 có 901 cây quả đỏ, tròn; 299 cây quả đỏ, bầu dục; 301 cây quả vàng, tròn; 103 cây quả vàng, bầu dục. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các trường hợp sau, Viết sơ đồ lai minh họa:

a, P: AABB x aabb

b, P: Aabb x aaBb

c, P: AaBB x AABb

d, P: AAbb x aaBB

Từ khóa tìm kiếm: lai một cặp tính trạng, di truyền học Menđen, bài 25 khoa học tự nhiên 9 tập 1 trang 129

Bình luận

Giải bài tập những môn khác