Khoa học tự nhiên 9 Bài 26: Di truyền học Menđen - Lai hai cặp tính trạng

Sau đây, Tech12h sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho "Bài 26: Di truyền học Menđen - Lai hai cặp tính trạng - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 9, trang 138". Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động khởi động

1. Giải thích kết quả lại một cặp tính trạng:

a, P: hạt vàng     x    hạt xanh

   F1:         100% hạt vàng

F1 tự thụ phấn

F2: 432 hạt vàng : 133 hạt xanh

b, P (t/c):   Hạt trơn    x     hạt nhăn

   F1:    100% hạt trơn

   F1 tự thụ phấn

  F2:  416 hạt trơn : 140 hạt nhăn

2. Dự đoán kết quả lai đồng thời hai cặp tính trạng màu sắc hạt và hình dạng hạt.

P (t/c):  hạt vàng, trơn   x hạt xanh, nhăn

F1:                               ?

Cho F1 tự thụ phấn được F2?

Kết quả có khác không nếu P(t/c): hạt vàng, nhăn   x  hạt xanh, trơn?

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Quy luật phân li độc lập

1. Thí nghiệm của Menđen

Quan sát hình 26.1 và điền nội dung phù hợp vào bảng 26.1

Kiểu hình F2

Số hạt

Tỉ lệ kiểu hình ở F2

Tỉ lệ từng cặp tính trang ở F2

Vàng, trơn

 

 

Vàng/xanh =

Trơn/nhăn =

Vàng, nhăn

 

 

Xanh, trơn

 

 

Xanh, nhăn

 

 

Hãy điền cụm từ hợp lí vào chỗ trống trong câu sau đây:

Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản, di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng ..... của các tính trạng hợp thành nó.

Menđen giải thích kết quả thí nghiệm

Kết quả thí nghiệm đã được Menđen giải thích ở hình 26.2 bằng cách điền các từ thích hợp vào chỗ chấm trong đoạn: "Cơ thể mang kiểu gen AABB qua quá trình phát sinh giao tử cho 1 loại giao tử .....; cũng tương tự, cơ thể mang kiểu gen aabb cho 1 loại giao tử ..... Sự kết hợp của 2 loại giao tử này trong thụ tinh tạo ra cơ thể lai F1 có kiểu gen là ..... Khi cơ thể lai F1 hình thành giao tử, do sự ...... của các  cặp gen tương ứng đã tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau là ....,....,.....,.... Bốn giao tử đục kết hợp với ......giao tử cái theo  ...... kiểu tổ hợp".

- Hoàn thành bảng 26.2.

 

Vàng, trơn

Vàng, nhăn

Xanh, trơn

Xanh, nhăn

Tỉ lệ của mỗi KG ở F2

 

 

 

 

Tỉ lệ của mỗi KH ở F2

 

 

 

 

2.Giải thích bằng cơ sở tế bào học 

2.Giải thích bằng cơ sở tế bào học 

3. Cách viết giao tử của các kiểu gen khác nhau

II. Biến dị tổ hợp

Người ta thường gọi các quy luật Menđen là các quy luật di truyền, nếu có ai đó gọi quy luật phân li độc lập là quy luật biến dị thì có được không? Vì sao?

III. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập

Nếu biết các gen quy định các tính trạng nào đó phân li độc lập, thì có thể dự đoán được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau. Điều này có ý nghĩa gì trong tiến hóa và trong chọn giống?

C. Hoạt động luyện tập

1. Giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen bằng sơ đồ lai

2. Trả lời các câu hỏi sau

Câu 1: Quy định các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện phép lai: P: AaBbDd  x Aabbdd. Tỉ lệ phân li ở F1 về kiểu gen không giống cả cha lẫn mẹ là:

A. 1/4.

B. 1/8.

C. 1/6.

D. 3/4.

Câu 2: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình sẽ như thế nào?

A. 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.

B. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.

C. 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.

D. 4 vàng, trơn : 4 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.

Câu 3: Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập vì:

A. tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.

B. tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều là 3 trội : 1 lặn.

C. F2 có 4 kiểu hình.

D. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp.

Câu 4: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là

A. sự tự nhân đôi, phân li của NST trong cặp NST tương đồng.

B. sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST.

C. các gen nằm trên các NST.

D. do có sự tiếp hợp và trao đổi chéo.

D. Hoạt động vận dụng

Câu 1: Các nguyên lí cơ bản của Menđen về di truyền học được áp dụng cho rất nhiều sinh vật.

Hãy viết tiêu đề cho biểu đồ.

a, Có bao nhiêu con lợn lông đen? bao nhiêu con lợn lông trắng?

b, Dự đoán: đời con có những kiểu gen gì?

c, có thể kết luận gì về kiểu gen của lợn bố mẹ? Giải thích câu trả lời của em.

d, Liên hệ nguyên nhân và kết quả: giải thích tại sao hai cá thể giống nhau về kiểu hình nhưng lại có thể khác nhau về kiểu gen?

e, Giả sử trong suốt vòng đời của 2 con lợn khác đẻ được 40 con lợn con lông đen và 40 con lợn lông trắng. Hãy lập bảng Pennet và xác định kiểu gen có thể có của các con lợn bố mẹ này.

Câu 2: Quy định các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện phép lai: P: mẹ AaBbCcDd   x  bố AabbCcDd. Tỉ lệ phân li của kiểu hình giống mẹ là

A. 13/128.

B. 15/128.

C. 27/128.

D. 29/128/

Câu 3: Cho F1 giao phấn với 3 cây khác nhau thu được kết quả như sau:

- Với cây 1 thu được 6,25 cây thấp, quả vàng.

- Với cây 2 thu được 75% cây cao, quả đỏ và 25% cây cao, quả vàng

- Với cây 3 thu được 75% cây cao, quả đỏ và 25% cây thấp, quả đỏ.

Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng và các gen nằm trên các NST thường khác nhau. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học của Menđen, nhóm em hãy bố trí một thí nghiệm lai giống (động vật, thực vật) hoặc điều tra khảo sát về tính trạng/bệnh di truyền ở địa phương.

2. Tìm hiểu quy tắc xác suất vào giải bài toán sinh học

- Quy tắc cộng xác suất 

- Quy tắc nhân xác suất

Từ khóa tìm kiếm: lai hai cặp tính trạng, di truyền học Menđen, bài 26 khoa học tự nhiên 9 tập 1 trang 38

Bình luận

Giải bài tập những môn khác