Khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 2: Nhôm

Soạn bài 2: Nhôm - sách VNEN khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 2 trang 9. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động khởi động 

Quan sát hình 2.1 và trả lời câu hỏi:

1. Kim loại nào được dùng làm vật liệu để sản xuất các vận dụng/phương tiện trên? Tại sao?

2. Nêu các tính chất vật lí, tính chất hóa học mà em biết về kim loại đó.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Tính chất vật lí

Tại sao các vật liệu từ nhôm được sử dụng rộng rãi trong đời sống như làm các vật dụng đun nấu, dây dẫn điện, chế tạo máy bay,...?

II. Tính chất hóa học

Tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng sau

 

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi (SGK KHTN 9 tập 1 trang 11)

Nêu tính chất hóa học của nhôm, mỗi tính chất viết một PTHH để minh họa.

III. Ứng dụng 

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi (SGK KHTN 9 tập 1 trang 12)

Nêu các ứng dụng chủ yếu của nhôm

IV. Sản xuất nhôm 

1. Trong tự nhiên, nhôm tồn tại dưới dạng những hợp chất nào ?

2. Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là gì ?

3. Tại sao trong quá trình sản xuất nhôm từ nhôm oxit, người ta lại trộn thêm criolit (3NaF.AlF3) vào nhôm oxit ?

C. Hoạt động luyện tập

1. Hãy nêu các ứng dụng của nhôm/hợp kim của nhôm trong công nghiệp và đời sống. Các ứng dụng đó dựa trên những tính chất nào của nhôm?

2.Lần lượt cho dây nhôm vào từng ống nghiệm chứa các dung dịch sau:

a, MgSO4                        b, CuSO4                            c, AgNO3                                   d, HCl.

Nêu hiện tượng xảy ra. Giải thích, viết PTHH (nếu có)

3. Nếu có hai lọ mất nhãn đựng riêng biệt bột nhôm và magie. Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 2 lọ hóa chất nói trên. Giải thích và viết PTHH

4. Dung dịch muối AlCl3 nị lẫn tạp chất CuCl2. Có thể dùng chất thử nào sau đây để làm sạch muối nhôm (tức loại bỏ tạp chất CuCl2 ra khỏi dung dịch AlCl3)?

A. AgNO3                                  B. Fe                                          C. Al                                               D. Mg

5. Hỗn hợp A ở dạng bột gồm Al và Mg. Để xác định thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong A người ta lấy 0,78 gam A tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng. Sau phản ứng thu được 672ml khí H2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗ hợp A nói trên.

6. Một loại quặng boxit chứa 48,5% Al2O3. Từ 1 tấn quặng boxit nói trên có thể điều chế được bao nhiêu kilogam nhôm? (Biết hiệu suất của của quá trình điều chế là 90%)

D. Hoạt động vận dụng 

1. Hãy kể tên các vật dụng trong gia đình em được làm từ nhôm hoặc hợp kim của nhôm.

2. Tại sao không nên dùng các đồ vật bằng nhôm (xô, chậu, xoong, nồi,...) để đựng vôi, nước vôi, vữa xây dựng hoặc muối dưa, muối cà,...?

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Hãy tìm hiểu trong sách, báo, tài liệu, internet,... và cho biết ở nước ta quặng bôxit có ở đâu? Trữ lượng bao nhiêu? Quá trình sản xuất nhôm từ quặng boxit cần lưu ý đến vấn đề bảo vệ môi trường như thế nào?

Từ khóa tìm kiếm: khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 2, bài 2: Nhôm học sách VNEN, bài 2: Nhôm, giải khoa học tự nhiên 9 sách VNEN chi tiết dễ hiểu.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác