Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:chủ đề địa lí địa phương. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Chủ đề: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
(BÀI 41, 42, 43, 44 )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
• Về tự nhiên:
- Xác định được vị trí địa lí của tỉnh (TP) trên bản đồ và nêu được ý nghĩa của vị trí đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, thực vật, khoáng sản của tỉnh (TP).
- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (TP).
• Về dân cư:
- Trình bày được đặc điểm dân cư: số dân, sự gia tăng dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư của tỉnh (TP).
- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của dân cư và lao động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (TP).
• Về kinh tế:
- Trình bày và giải thích những đặc điểm kinh tế của tỉnh (TP).
- Đề xuất được những giải pháp phát triển kinh tế của tỉnh (TP).
2. Kĩ năng
- Xác định trên bản đồ (lược đồ) vị trí địa lí của tỉnh (TP), các đơn vị hành chính huyện, quận của tỉnh (TP).
- Phân tích số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ để biết đặc điểm tự nhiên và dân cư của tỉnh (TP).
- Thu thập, tổng hợp tài liệu.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường địa phương.
- Giáo dục ý thức về vấn đề dân số.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ:
+ Năng lực sử dụng bản đồ.
+ Năng lực sử dụng bảng thống kê.
+ Năng lực nhận xét biểu đồ.
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, hình vẽ, video
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ tự nhiên, hành chính Việt Nam, bản đồ hành chính tỉnh (TP).
- Máy chiếu.
- Hình ảnh về tự nhiên, văn hóa – xã hội tỉnh (TP).
- Các phiếu câu hỏi trò chơi, từ khóa.
- Giấy A3 ép nhựa cứng làm bảng nhóm.
- Giấy A4
- Giấy A2 để vẽ biểu đồ
- Bản đồ trống của tỉnh (TP)
2. Chuẩn bị của HS
- Atlat Địa lí VN
- SGK
- Tài liệu sưu tầm về tỉnh (TP)
- Màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: GV cho HS nghe và xem video bài hát nói về địa phương mà GV dạy. Yêu cầu HS:
+ Địa phương nào được nhắc đến trong bài hát?
+ Phân tích vẻ đẹp của địa phương đó trong bài hát?
- Bước 2: HS nghe bài hát và trả lời câu hỏi.
- Bước 3: GV nhận xét và khéo léo dẫn dắt vào bài.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
TIẾT 1. TÌM HIỂU VỀ TỰ NHIÊN CỦA ĐỊA PHƯƠNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về vị trí, giới hạn lãnh thổ
* Mục tiêu
- Xác định được vị trí của địa phương trên bản đồ Việt Nam.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Trực quan, đặt câu hỏi
* Phương tiện
- Bản đồ hành chính VN.
- Hình ảnh về tự nhiên của địa phương.
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV treo bản đồ hành chính VN:
+ Yêu cầu HS lên xác định ranh giới địa phương? Giáp với các tỉnh nào?
+ Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?
- Bước 2: HS trả lời. GV chuẩn xác và xác định nhanh vị trí của địa phương đó trên bản đồ.
- Bước 3: GV chiếu (treo) bản đồ hành chính của địa phương lên. Phổ biến trò chơi “trí nhớ siêu phàm”. Yêu cầu trong 30s HS nhớ nhanh tên các quận (huyện) của tỉnh (TP) đó. Sau đó HS có 30s để ghi ra giấy A4 tên các quận (huyện) mà HS nhớ được.
- Bước 4: Hết giờ, GV đọc đáp án, HS theo dõi và tích vào những đáp án đúng. HS nào có nhiều đáp án đúng nhất là người chiến thắng và được phong là người có “trí nhớ siêu phàm”. 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên của địa phương
* Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, thực vật, khoáng sản của tỉnh (TP).
- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (TP).
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Thảo luận nhóm
- Kĩ thuật mảnh ghép – trạm và phòng tranh
* Phương tiện
- Tài liệu tìm kiếm sẵn, internet
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ. GV có thể cho HS sử dụng điện thoại để tìm kiếm thông tin hoặc nếu không được sử dụng thì GV in sẵn tài liệu để phát cho HS tìm hiểu thông tin về địa phương.
HĐ nhóm: GV chia lớp thành 6 nhóm (tùy sĩ số) yêu cầu các nhóm tra cứu thông tin trên internet hoặc khai thác thông tin trong tài liệu GV phát, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, hoàn thành phiếu học tập của các nhóm theo các nội dung. Thời gian hoàn thành 10 phút.
+ Nhóm 1: tìm hiểu về địa hình
+ Nhóm 2: tìm hiểu về khí hậu
+ Nhóm 3: tìm hiểu về thủy văn
+ Nhóm 4: tìm hiểu về thổ nhưỡng
+ Nhóm 5: tìm hiểu về tài nguyên sinh vật
+ Nhóm 6: tìm hiểu về khoáng sản
Vòng 1: Nhóm chuyên gia: Từ nhóm 1 đến nhóm 6 các học sinh có số 1 + 2 dùng giấy thảo luận màu hồng; 3 + 4 dùng giấy thảo luận màu vàng và nhóm 5 + 6 dùng giấy thảo luận màu xanh. Sau khoảng thời gian quy định thảo luận (5 phút) các cặp đôi sẽ ghi nội dung đã thống nhất vào phiếu học tập.
- Bước 3: Thảo luận nhóm mảnh ghép
Sau khi nhóm mảnh ghép chia sẻ xong. Giáo viên giao nhiệm vụ mới cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”, hoàn thành bảng thông tin.
- Bước 4: Giáo viên kiểm tra, đánh giá các chuyên gia bằng cách hỏi các bạn được truyền tải lại kiến thức vừa rồi. Sau đó cho điểm hoạt động chuyên gia. Mỗi cụm gọi ít nhất 3 người.
- Bước 5: GV chiếu nhanh cho HS xem một số hình ảnh về tự nhiên của địa phương sau đó chốt kiến thức. 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
TIẾT 2. TÌM HIỂU VỀ DÂN CƯ & LAO ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về dân cư & lao động của địa phương
* Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm dân cư của tỉnh (TP).
- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của dân cư và lao động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (TP).
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Trực quan, đóng vai, đặt câu hỏi, trò chơi.
* Phương tiện
- Các từ khóa, tiểu phẩm, internet, màu, bản đồ trống của tỉnh (TP)
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm. Cho HS xem 1 tiểu phẩm về dân số của 1 nhóm đã chuẩn bị trước, yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
- Bước 2: GV chọn 1 số từ khóa chính về dân cư của địa phương đó như:
+ số dân
+ mật độ dân số
+ tỉ lệ gia tăng tự nhiên
+ đặc điểm kết cấu dân số
GV gọi đại diện của mỗi nhóm lên bốc thăm diễn tả 1 từ, HS dưới lớp sẽ đoán từ khóa đó. GV ghi từ khóa lên bảng sau đó giải thích ngắn gọn từ khóa.
- Bước 3: GV phát tài liệu về dân cư của địa phương cho HS (hoặc GV hướng dẫn đường link cho HS tra cứu trên thiết bị điện tử). Yêu cầu các nhóm tra cứu tài liệu và trả lời những câu hỏi sau:
- Bước 4: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hướng dẫn.
- Bước 5: GV gọi mỗi nhóm lên trình bày 1 (2) câu. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 6: GV chiếu 1 số hình ảnh (video) về văn hóa, giáo dục, y tế của địa phương. Sau đó yêu cầu HS nhận xét. GV bổ sung, mở rộng thêm. 3. Dân cư & lao động của địa phương
TIẾT 3. TÌM HIỂU VỀ KINH TẾ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu về kinh tế của địa phương
* Mục tiêu
- Trình bày và giải thích những đặc điểm kinh tế của tỉnh (TP).
- Đề xuất được những giải pháp phát triển kinh tế của tỉnh (TP).
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Thảo luận nhóm
- GV dạy học theo mô hình họp các nhà lãnh đạo của ban kinh tế của tỉnh (TP) đó.
* Phương tiện
- Hình ảnh, các bài báo cáo đã chuẩn bị.
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV giữ nguyên 4 nhóm đã chia ở hoạt động trước. GV giới thiệu cách thức tổ chức buổi báo cáo tổng kết. Ban kinh tế của tỉnh (TP) có một buổi báo cáo tổng kết cuối năm. 4 nhóm sẽ cử đại diện báo cáo tình hình phát triển kinh tế của tỉnh (TP), sau đó các nhà lãnh đạo tỉnh (TP) cùng tìm ra những biện pháp phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường của địa phương mình. GV cho HS 5 phút để kiểm tra lại và bổ sung thông tin đã thu thập được ở nhà.
+ Nhóm 1: báo cáo về nông nghiệp
+ Nhóm 2: báo cáo về công nghiệp
+ Nhóm 3: báo cáo về dịch vụ
+ Nhóm 4: báo cáo về tài nguyên và môi trường
- Bước 2: GV điều khiển cuộc họp, GV giới thiệu nhanh về đặc điểm chung trong phát triển kinh tế của địa phương đó sau đó yêu cầu các nhóm báo cáo.
- Bước 3: Các nhóm báo cáo xong, các thành viên khác cùng cho ý kiến và đưa ra phương hướng, giải pháp để:
+ Phát triển kinh tế
+ Bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Bước 4: Kết thúc cuộc họp, GV cảm ơn các nhóm tham dự. 4. Tình hình phát triển kinh tế của địa phương.
TIẾT 4. THỰC HÀNH - PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN. VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
HOẠT ĐỘNG 5: Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên
* Mục tiêu
- Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên của địa phương.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Nhóm, đặt câu hỏi, trực quan
* Phương tiện
- Màu, giấy trắng A3
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm (4 nhóm đã chia từ tiết trước). Yêu cầu các nhóm đọc tài liệu GV phát. GV phân chia công việc cho các nhóm:
+ Nhóm 1: Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu và thủy văn
+ Nhóm 2: Ảnh hưởng của khí hậu đến sông ngòi
+ Nhóm 3: Ảnh hưởng của địa hình và khí hậu đến thổ nhưỡng
+ Nhóm 4: Ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng đến sự phân bố thực vật, động vật.
- Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hướng dẫn các nhóm.
- Bước 3: Hết giờ, các nhóm dán sản phẩm lên bảng. Từng nhóm lên chỉ vào sản phẩm và giải thích.
- Bước 4: GV nhận xét, chốt nhanh kiến thức. 1. Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên
HOẠT ĐỘNG 6: Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế. Phân tích sự biến động trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
* Mục tiêu
- Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế.
- Phân tích biểu đồ.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Nhóm, đặt câu hỏi, vẽ biểu đồ
*. Phương tiện
- Bảng số liệu, giấy trắng A2
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV phát tài liệu hoặc chiếu bảng số liệu về cơ cấu kinh tế của địa phương lên màn hình. Yêu cầu các nhóm dựa vào bảng số liệu vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự biến động trong cơ cấu các ngành kinh tế theo GDP của tỉnh (TP) qua các năm. Các nhóm vẽ trên khổ giấy A2.
- Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hướng dẫn các nhóm.
- Bước 3: Hết giờ, các nhóm dán sản phẩm lên bảng. GV gọi 1 nhóm nhận xét biểu đồ đã vẽ, các nhóm khác bổ sung.
- Bước 4: GV cho các nhóm tự chấm điểm lẫn nhau bằng cách dán icon hình mặt cười hoặc hình sao vào nhóm mà HS thấy tốt nhất (trừ nhóm mình).
- Bước 5: GV nhận xét và tổng kết bài. 2. Vẽ biểu đồ
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1: GV yêu cầu 4 nhóm liệt kê các bài thơ, bài hát hoặc bài ca dao ca ngợi địa phương mình trong 2 phút.
+ Các nhóm ghi vào bảng nhóm. Hết giờ GV yêu cầu các nhóm dừng bút, đại diện từng nhóm đứng lên trình bày kết quả.
+ Mỗi nhóm sẽ chọn 1 trong số những bài đã liệt kê để trình bày và phân tích vẻ đẹp của địa phương được ca ngợi trong bài đó ở trước lớp (có thể là hát, đọc thơ).
- Bước 2: Các nhóm họp, thảo luận và trình bày trước lớp.
- Bước 3: GV nhận xét, có thể đọc thơ (hát) về địa phương cho cả lớp nghe. Sau đó tổng kết nội dung của địa lí địa phương.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Thiết kế mindmap về địa phương
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Tìm hiểu địa phương bên canh địa phương mình. Sau đó viết bài báo cáo.