Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Bài 3. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được tình hình phân bố dân cư của nước ta.
- Phân biệt được quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
- Nêu được đặc điểm và phân tích được tác động quá trình đô thị hóa ở nước ta.
- Vận dụng thực tế để mô tả và giải thích phân bố dân cư tại địa phương.
- Đề xuất giải pháp nhằm phân bố dân cư hợp lí.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ, lược đồ phân bố dân cư và đô thị để nhận biết sự phân bố dân cư, đô thị của nước ta.
- Phân tích bảng số liệu về mật độ dân số của các vùng, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, khám phá các kiến thức xã hội.
- Nhận thức rõ những thách thức trong phân bố dân cư nước ta để thực hiện theo định hướng, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: NL Sử dụng bản đồ, tranh ảnh, tư liệu; NL tư duy tổng hợp theo lãnh thổ…
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị VN.
- Tư liệu, tranh ảnh về nhà ở, một số hình thức quần cư ở VN.
- Bảng thống kê mật độ dân số quốc gia và đô thị ở VN.
- Bảng số liệu về dân số đô thị và tỉ lệ dân đô thị theo vùng ở nước ta.
- Bảng số liệu về dân cư đô thị và tỉ lệ dân đô thị ở nước ta qua một số năm
2. Chuẩn bị của HS
- Atlat hoặc tập bản đồ lớp 9
- Bút màu, bút dạ, bảng phụ
- Vở ghi, máy tính Casio
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)
- Bước 1: GV chiếu hình ảnh ở các trung tâm thương mại ở Hà Nội và Hồ Chí Minh với hình ảnh ở nông thôn và miền núi. Yêu câu HS nhận xét sự khác biệt ở các bức tranh đó.
- Bước 2: HS suy nghĩ trả lời và GV dẫn dắt vào bài:
Qua các hình ảnh trên, ta thấy được sự phân bố dân cư ở nước ta. Vì chịu tác động của một số nhân tố nên phân bố dân cư nước ta có những điểm khác nhau giữa các vùng. Vậy cụ thể phân bố dân cư nước ta như thế nào? Có các loại hình quần cư nào, đặc điểm ra sao cô mời các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về mật độ dân số và phân bố dân cư (15 phút)
* Mục tiêu
- Nhận xét được mật độ dân số nước ta cao và tăng nhanh
- Trình bày và lí giải được đặc điểm phân bố dân cư nước ta
- Phân tích BSL, lược đồ để rút ra nhận xét
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở, sử dụng phương tiện trực quan, thảo luận nhóm
- Kĩ thuật khăn trải bàn
* Phương tiện
- Bảng số liệu 3.2, Lược đồ phân bố dân cư và đô thị nước ta
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH
- Bước 1: Thảo luận cặp đôi trong 3 phút:
Bảng mật độ dân số trung bình thế giới và Việt Nam giai đoạn 1995 – 2016(người/km2)
Năm 1995 2010 20
5 2016
Thế giới 43 51 55 56
Việt Nam 218 263 27
280
+ Dựa vào bảng trên hãy so sánh mật độ dân số của nước ta so với thế giới 2016?
+ Nêu nhận xét về mật độ dân số của nước ta qua các năm?
- HS trả lời. GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Bước 2: GV chia lớp thành 4 nhóm trong thời gian 3 phút: Hãy quan sát lược đồ phân bố dân cư Việt Nam và hoàn thành phiếu học tập (phụ lục).
- Bước 3: GV dùng kĩ thuật khăn trải bàn để tổ chức thảo luận nhóm trong vòng 2 phút:
+ Cá nhân có 1 phút viết ra thật nhanh những từ, cụm từ phản ánh đúng nhất đặc điểm phân bố dân cư nước ta.
+ Thống nhất và ghi nhanh vào bảng nhóm mình trong 1 phút những ý chung.
+ Hết thời gian các nhóm chiếu nội dung, trả lời theo vòng tròn. GV đánh giá chung cả lớp, cộng điểm cho nhóm ghi được nhiều ý đúng nhất và nhanh nhất.
- Các nhóm trình bày.
- Bước 5: GV thu thập ý kiến nhanh của hs qua câu hỏi: Phân bố dân cư không đều dẫn đến những hậu quả gì ? Lấy ví dụ cụ thể.
- Bước 6: Mỗi HS lần lượt cho ý kiến và GV tổng kết, phân tích thêm về hậu quả của phân bố dân cư không đều cần phân bố lại dân cư (làm rõ hơn trong bài số 4). I. Mật độ dân số và phân bố dân cư.
- Nước ta có mật độ dân số cao.
- Dân cư phân bố không đều:
+ Tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị.
+ Thưa thớt ở miền núi.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về các loại hình quần cư ( 10 phút)
* Mục tiêu
- Phân biệt được hai loại hình quần cư là thành thị và nông thôn
- Biết được sự thay đổi trong quần cư nông thôn và đô thị trong những năm gần đây
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, khai thác kiến thức từ các công cụ trực quan
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Thảo luận nhóm, đàm thoại gợi mở
* Phương tiện
- Hình ảnh 2 loại hình quần cư ở nước ta
- Phiếu học tập
*Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH
- Bước 1: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 7 nhắc lại đặc trưng của hai loại hình quần cư đô thị và nông thôn.
- Bước 2: GV định hướng ở Việt Nam cũng tồn tại hai loại hình quần cư và mang những đặc điểm như trên. Để làm rõ điều này các em quan sát hình ảnh dưới đây, thảo luận theo cặp trong 5 phút và hoàn thành nội dung phiếu học tập:
Đặc điểm Nông thôn Thành thị
Tên gọi
Kiến trúc, quy hoạch
Mức độ tập trung dân cư
Hoạt động kinh tế
Lỗi sống
- Gv gọi HS bất kì thuộc nhóm bất kì lên trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- GV tổng kết và khắc sâu thêm nội dung kiến thức qua một số câu hỏi:
+ Tìm những câu hát, câu thơ em biết nói về tên gọi của hai loại hình quần cư này (Bài Làng tôi, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác, Hà Nội mùa trở gió,…)
GV mở đoạn clip bài hát “hát về nông thôn mới” trong khoảng 1 phút và yêu cầu hs cho biết: Ngày nay bộ mặt của nông thôn đã thay đổi như thế nào ?
Chuyển ý: Cùng với quá trình phát triển kinh tế, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã làm cho bộ mặt nông thôn đang dần thay đổi, phổ biến rộng rãi lối sống thành thị trong dân cư. Đây cũng được xem là một trong những biểu hiện của quá trình đô thị hóa. Vậy quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra như thế nào, có những đặc điểm gì cô mời các em cùng tìm hiểu nội dung 3. II. Các loại hình quần cư.
Đặc điểm Nông thôn Thành thị
Tên gọi làng xóm, bản làng Phố, phường
Kiến trúc,
uy hoạch Nhà cửa xen lẫn ruộng đồng Nhà cao tầng, nhà máy, xí nghiệp
Mức độ tập trung dân cư Thưa thớt Đông đúc
Hoạt động kinh tế Nông – lâm – ngư nghiệp Công nghiệp, dịch vụ
Lỗi sống Truyền thống, phong tục tập quán - Lối sống tác phong cô
g nghiệp, hiệ
đại, văn minh
HOẠT ĐỘNG 3 : Tìm hiểu về đô thị hóa (10 phút )
* Mục tiêu
- Nêu và giải thích được đặc điểm đô thị hóa nước ta
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, đọc bản đồ, phân tích hình ảnh, bảng số liệu.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Thảo luận nhóm, đàm thoại gợi mở, kĩ thuật khăn trải bàn.
* Phương tiện
- Phiếu học tập
- Hình ảnh về đô thị ở nước ta
- Bảng số liệu số dân đô thị và tỉ lệ dân đô thị phân theo vùng ở nước ta.
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH
- Bước 1: Gv chiếu bảng số liệu, yêu cầu thảo luận cặp đôi 2 phút và trả lời câu hỏi sau:
+ Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn từ 1990 – 2016
+ Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ảnh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào ?
- Quan sát những hình ảnh dưới đây thảo luận nhóm trong vòng 3 phút, đặt tên chủ đề cho những bức ảnh và thi hùng biện về chủ đề đã đặt tên:
- Bước 2: Hs trao đổi và trả lời câu hỏi
+ GV gọi bất kì HS của nhóm bất kì lên hùng biện, nếu thành viên của nhóm đó không hoàn thành nhiệm vụ có thể cho hỗ trợ của các bạn cùng nhóm.
+ GV nhận xét và tổng kết, cho điểm những HS có phần hùng biện tốt.
- Bước 3: GV dùng kĩ thuật khăn trải bàn đề thu thập ý kiến học sinh về biện pháp nhằm giảm đô thị hóa tự phát, nâng cao chất lượng đô thị ở nước ta.
+ GĐ 1: Các cá nhân ghi nhanh biện pháp của mình vào giấy màu
+ GĐ 2: Dán phần ý kiến các nhân xung quanh, thảo luận thống nhất ý kiến chung và ghi vào phiếu của cả nhóm.
- Bước 4: Gv trình chiếu BSL ”Số lượng đô thị và số dân đô thị tại các vùng nước ta năm 2016”, kết hợp quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang dân số yêu cầu thảo luận theo cặp trong 2 phút:
+ So sánh về số lượng đô thị, số dân đô thị tại các vùng ở nước ta
+ Nêu nhận xét về phân bố mạng lưới đô thị của nước ta
+ Hãy lấy ví dụ sự mở rộng quy mô của các thành phố hiện nay.
- Bước 5: HS trả lời, GV tổng kết nội dung và phân tích sâu hơn về phân bố mạng lưới đô thị nước ta. III. Đô thị hóa
- Số dân đô thị và tỉ lệ dân đô thị ngày càng cao.
- Qúa trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.
- Các đô thị nước ta phần lớn là các đô thị nhỏ và phân bố không đều giữa các vùng.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút)
-GV tổ chức trò chơi “LẬT MẢNH GHÉP”
Bước 1: GV đưa ra 6 câu hỏi tương ứng với 6 mảnh ghép. Mỗi đội trả lời đúng mảnh ghép đó sẽ được mở ra. Sau khi lật các mảnh ghép được mở ra, đội nào giải thích được ý nghĩa của bức tranh đội đó giành chiến thắng.
Câu 1: Điều nào sau đây không đúng về đặc điểm phân bố dân cư nước ta
A. Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực thành thị
B. Dân cư tập trung đông ở khu vực đồng bằng, ven biển
C. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân cư cao nhất nước ta
D. Tây Nguyên có mật độ dân số thấp
Câu 2: Dựa vào Atlat trang 15 , hãy cho biết những đô thị nào có quy mô dân số trên 1 triệu người
A. Hà Nội. Hải Phòng, Thành phố HCM .
B. Hà Nội , Đà Nẵng , Thành Phố Hồ Chí Minh
C. Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ
D. Thành Phố HCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu
Câu 3: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, tập trung đông đúc ở các vùng nào?
A. Hải đảo
B. Miền núi
C. Trung du
D. Đồng bằng
Câu 4: Nguyên nhân của đô thị hóa ở nước ta là do:
A. Di dân tự do từ nông thôn lên thành phố.
B. Tác dộng của thiên tai, bão lũ, triều cường.
C. Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
D. Nước ta là nước chủ yếu trồng lúa nước.
Câu 5: Quần cư thành thị là khu vực phát triển ngành:
A. Công nghiệp, nông nghiệp.
B. Công nghiệp, dịch vụ.
C. Nông nghiệp, dịch vụ.
D. Tất cả các ngành đều phát triển.
Câu 6: Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ:
A. Rất thấp
B. Thấp
C. Trung bình
D. Cao
Bước 2:các đội chơi trò chơi. GV nhận xét và kết luận đội thắng cuộc.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Vận dụng kiến thức đã học hãy mô tả và giải thích sự phân bố dân cư tại địa bàn em đang sinh sống.
3.5 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Sưu tầm các bức tranh, bài báo minh họa chất lượng cuộc sống, lao động và việc làm của người dân ở thành phố lớn, vùng nông thôn của nước ta.
- Hoàn thành bài viết theo gợi ý nếu chưa làm xong.
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI HỌC
PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 1,3
- Thời gian 3 phút
- Yêu cầu: Quan sát lược đồ phân bố dân cư nước ta và kết hợp bảng số liệu, nhận xét sự phân bố dân cư ở nước ta? Giải thích vì sao lại có sự phân bố dân cư khác biệt giữa đồng bằng và miền núi?
MẬT ĐỘ DÂN SỐ CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2016 (Người/km²)
Cả nước 280
Trung du và miền núi Bắc Bộ 126
Đồng bằng sông Hồng 1327
Bắc Trung Bộ 199
Tây Nguyên 104
Duyên hải Nam Trung Bộ 366
Đông Nam Bộ 697
Đồng bằng sông Cửu Long 433
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 2,4
- Thời gian 3 phút
- Yêu cầu: Quan sát lược đồ phân bố dân cư nước ta và bảng cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta, hãy nhận xét sự phân bố dân cư theo thành thị và nông thôn? Giải thích vì sao dân cư nước ta sống chủ yếu ở nông thôn?
Bảng:Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta giai đoạn 1990 – 2016 (%)
Năm Thành thị Nôngthôn
1990 19,5 80,5
1995 20,8 79,2
2000 24,2 75,8
2005 26, 73,1
2010 30,5 69,5
2016 34,5 6,5