Giáo án địa lí 9: Bài 22: Thực hành...

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:thực hành: vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bính quân đầu người. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Bài 22: THỰC HÀNH VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU (tiếp) I. MỤC TIÊU: HS cần: 1.1. Kiến thức - Phân tích được những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng. - Thấy được vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng. 1.2. Kĩ năng - Kĩ năng giải quyết vấn đề 1.3. Thái độ - Suy nghĩ về các giải pháp phát triển bền vững của vùng. 1.4. Định hướng phát triển năng lực - NL chung: giao tiếp, tự học, tự quản lí, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề - N chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thỏ, sử dụng bản đồ, số liệu thống kê II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH 2.1. Chuẩn bị của GV - Lược đồ tự nhiên vùng ĐBSH - Bản đồ kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng 2.2. Chuẩn bị của HS Sưu tầm tranh ảnh về sản xuất vụ đông ở ĐBSH III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra việc hoàn thành bài thực hành. 3. Tiến trình bài học 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: Giao nhiệm vụ + Quan sát ảnh cho biết các thành viên trong mỗi bức. + Cho biết bình quân lương thực của gia đình nào cao hơn. - Bước 2: Gv gọi 2 học sinh bất kì lên trả lời. - Bước 3: Từ phần trả lời của học sinh, giáo viên dẫn vào bài. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực vùng ĐBSH (20 phút) 1. Mục tiêu - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ đường thể hiện hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực . - Rèn luyện kĩ năng đọc bảng số liệu và biểu đồ, rút ra nhận xét. - Trình bày và giải thích được được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: Khai thác tri thức từ bảng số liệu và biểu đồ. - Hoạt động: Cá nhân/cả lớp. 3. Phương tiện - Bảng 22.1 - Biểu đồ đường. - Thước kẻ, bút chì. 4. Tiến trình hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận Nhóm 1, 2: Những điều kiện thuận lợi trong sản xuất lương thực ở ĐBSH Nhóm 3, 4: Những điều kiện khó khăn trong sản xuất lương thực ở ĐBSH Các nhóm thảo luận trong 5 phút Bước 2: Các nhóm báo cáo kết quả Nhóm khác nhận xét, bổ sung GV chuẩn xác kiến thức 1.Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở ĐBSH a) Thuận lợi -Tự nhiên: + Địa hình đồng bằng bằng phẳng + Đất phù sa màu mỡ + Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nguồn nhiệt ẩm dồi dào + Nguồn nước dồi dào -Kinh tế - xã hội: +Đông dân=> nguồn lao động dồi dào + Trình độ thâm canhc ao + Cơ sở hạ tầng hoàn thiện + CS phát triển nông nghiệp hợp lí b)Khó khăn - Thiên tai (bão, lũ, hạn hán…), sương muối, rét đậm, rét hại, sâu bệnh… - Ứng dụng tiến bộ KHKT còn hạn chế - Cơ cấu cây trồng chuyển dịch chậm - BQ đất canh tác thấp, DS quá đông Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở ĐBSH (10 phút) * Mục tiêu - Trình bày được những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất LTTP của vùng ĐBSH. - Phân tích được tình hình sản xuất LTTP của vùng ĐBSH. - Lí giải được tình hình sản xuất LTTP của vùng ĐBSH luôn phụ thuộc vào việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số và đẩy mạnh sản xuất. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp: đàm thoại, kỹ thuật khăn trải bàn - Hình thức tổ chức hoạt động: vấn đáp, thảo luận nhóm * Phương tiện - Bảng hoạt động nhóm - Video: Nông dân miền Bắc hối hả làm cây vụ Đông 2018 - VTC16 https://www.youtube.com/watch?v=ydzDatXPmEQ *Tiến trình hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Cơ cấu rau vụ đông Chiếu HS xem vieo và trả lời câu hỏi. ? Sản xuất rau vụ đông ở đồng bằng sông Hồng dựa vào những diều kiện gì? (Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước tưới dồi dào, đặc biệt là khí hậu có 1 mùa đông lạnh) ? Sản xuất rau vụ đông thường phát triển trong thời gian nào? (khoảng từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) ? Các loại cây trồng vụ đông? (Ngô, rau ôn đới khoai tây, cà chua, su hào, bắp cải…) Bước 2: Ý nghĩa sản xuất rau vụ đông ? Ý nghĩa của sản xuất rau vụ đông? Thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. (Đem lại lợi ích kinh tế cao, tận dụng lao động lúc nông nhàn) 2. Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở ĐBSH - Vụ đông từ tháng 10 -> tháng 4: Cây ngô đông có năng xuất cao, ổn định, diện tích đang được mở rộng tạo nguồn lương thực và thức ăn cho gia súc - Ngoài ra vụ đông còn phát triển mạnh các loại rau ôn đới, hoa quả ôn đới, cận nhiệt: Khoai tây, cà chua, su hào, bắp cải, ......đã đem lại lợi ích kinh tế cao. Hoạt động 3: Phân tích ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng (10 phút) Hoạt động của GV và HS Nội dung ? Nêu nguyên nhân của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở vùng ĐBSH? (Trình độ dân trí cao, thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa) ? Tình hình sx lương thực của vùng? (Sx lương thực ngày càng có hiệu quả cao, sản lượng lương thực lớn) GV: Do triển khai có hiệu quả CSDS, cùng với những thành tựu trong sản xuất NN nên bình quân lương thực tăng, đạt 400kg/người 3. Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới bảo đảm lương thực của vùng - Tỉ lệ gia tăng dân số giảm mạnh do thực hiện tôt chính sách dân số KHHGĐ, cùng với sự phát triển nông nghiệp => Bình quân lương thực /người tăng đạt 400kg/người, đảm bảo đủ nhu cầu lương thực cho vùng và còn 1 phần để xuất khẩu. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Bước 1: GV nêu vấn để: - SX nông nghiệp của vùng chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm, vùng vẫn chịu một số thiên tai gây ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng. Trong khi đó, quá trình đô thị hóa khiến đất NN ngày càng thu hẹp, sản xuất kém bền vững . - Là một chuyên gia về NN, anh chị hãy đề xuất hướng phát triển và khai thác vụ đông trong NN của vùng - Thời gian suy nghĩ và chia sẻ là 2 phút. Bước 2: Giáo viên mời 2 hs bất kì trả lời, phản biện Bước 3: GV thông qua trình bày của hs rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm và nhấn mạnh đến sản xuất NN theo hướng công nghệ cao, giảm chi phí và nguồn nước nhằm phát triển bền vững. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Viết 1 báo cáo ngắn về vùng Đồng bằng sông Hồng. 3.5 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Chuẩn bị nội dung bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ: sưu tầm các tài liệu, hình ảnh địa danh nổi tiếng của bắc trung bộ.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 22 thực hành, giáo án chi tiết bài 22 thực hành, giáo án theo định hướng phát triển năng lực 22 thực hành, giáo án 5 bước bài 22 thực hành

Giải bài tập những môn khác