Giáo án địa lí 9: Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 28 vùng Tây Nguyên. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

BÀI 28: VÙNG TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU : HS cần: 1.1. Kiến thức - Hiểu được Tây Nguyên có vị trí địa lí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng đồng thời có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn để phát triển kinh tế - xã hội. - Tây Nguyên là vùng sản xuất hàng hóa nông sản xuất khẩu lớn của cả nước chỉ đứng sau Đồng bằng sông Cửu Long. 1.2. Kĩ năng - Rèn luyện kỹ năng kết hợp kênh chữ và kênh hình để nhận xét và giải thích 1 số vấn đề tự nhiên dân cư xã hội của vùng. - Rèn kỹ năng phân tích bảng số liệu trong bài để khai thác thông tin theo câu hỏi sgk. 1.3. Thái độ - Giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc 1.4. Định hướng phát triển năng lực - NL chung: tự học, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán - NL chuyên biệt: sử dụng bản đồ, tranh ảnh, số liệu. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 2.1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ địa lí tự nhiên VN và vùng Tây Nguyên. - Bản đồ hành chính Việt Nam 2.2. Chuẩn bị của HS Tranh ảnh về đặc trưng dân cư – xã hội của vùng III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Tiến trình dạy học 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Vào bài: GV cho HS xem đoạn video giới thiệu về Tây Nguyên và dẫn dắt vào bài: Tây Nguyên có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng đồng thời có nhiều tiềm năng thiên nhiên để phát triển kinh tế. Các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống đoàn kết, có bản sắc văn hóa dân tộc vừa đa dạng vừa có nhiều nét đặc thù => Đó là nội dung bài học hôm nay. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI * Mục tiêu: - Xác định được các đặc điểm về vị trí, giới hạn lãnh thổ của vùng. - Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của vùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. - Phát triển năng lực tự học, hợp tác - Đọc bản đồ và Atlat * Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: - Phương pháp: Cặp đôi, cá nhân * Phương tiện: Phiếu học tập, bản đồ * Tiến trình hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Xác định lãnh thổ của vùng GV giới thiệu trên lược đồ giới hạn vùng Tây Nguyên. ? Hãy cho biết quy mô lãnh thổ của vùng và so sánh tỉ trọng với cả nước? (Gồm 5 tỉnh; diện tích 54.475 km2 chiếm 16% diện tích lãnh thổ cả nước) Bước 2: Xác định vị trí của vùng ? Vùng tiếp giáp như thế nào? Với vị trí như vậy vùng có đặc điểm gì nổi bật so với những vùng khác? (Giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Lào, Campuchia. Lợi thế độ cao, cơ hội liên kết trong khu vực, nhiều điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa trong và ngoài nước) I) Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ. - Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ (H28.1) - Là vùng duy nhất không giáp biển - Ý nghĩa: + Có ý nghĩa chiến lược đối với cả nước về kinh tế, an ninh, quốc phòng. + Vị trí ngã 3 biên giới: Lợi thế về độ cao cũng như cơ hội liên kết với các nước trong khu vực. + Là nơi bắt nguồn của các dòng sông, suối đổ về 3 phía => Tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng đầu nguồn. Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng (20p) * Mục tiêu + Trình bày được các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nổi bật của vùng . + Đánh giá những thế mạnh về tự nhiên cũng như tài nguyên thiên nhiên, của vùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. + Nêu được những khó khăn, hạn chế về mặt tự nhiên - Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng khai thác lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ. Kĩ năng đọc và chọn lọc thông tin. * Phương pháp/ kỹ thuật dạy học - Phương pháp/kĩ thuật: Trò chơi Bingo * Phương tiện - Các câu hỏi ngắn 8 Tiến trình hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Tổ chức thảo luận nhóm GV chia lớp thành các nhóm thảo luận các vấn đề Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về địa hình, sông ngòi, khí hậu. Ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Dựa H28.1 cho biết: ? Từ bắc -> nam có những cao nguyên nào? Nguồn gốc hình thành? (Sáu cao nguyên badan xếp tầng. Hình thành do sự phun trào mắc ma. Các cao nguyên có độ cao khác nhau, do cường độ hoạt động các núi lửa khác nhau) ? Tìm các dòng sông bắt nguồn từ TN? Tại sao phải bảo vệ vùng đầu nguồn các dòng sông (Đầu nguồn các dòng sông chảy xuống các vùng lân cận; nhiều thác ghềnh, có tiềm năng thủy điện) ? Khí hậu ở đây có đặc điểm gì? ? Những điều kiện tự nhiên trên có thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội? (Đất badan có diện tích lớn màu mỡ, rừng có diện tích lớn nhiều gỗ quý, nguồn thủy năng dồi dào 21% trữ lượng thủy điện cả nước) Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về các nguồn tài nguyên. Ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Dựa vào H28.1 + B28.1 cho biết: ? Tây Nguyên có những tiềm năng tài nguyên gì? Thuận lợi phát triển những ngành kinh tế nào? (Đất, rừng => phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp; thủy năng dồi dào => thủy điện; khoáng sản => Khai thác) ? Trong xây dựng kinh tế Tây Nguyên gặp những khó khăn gì? Biện pháp khắc phục? (Khó khăn: mùa khô thiếu nước hay xải ra chái rừng; Chặt phá cây rừng gây xói mòn đất; săn bắn bừa bãi nên môi trường rừng suy thoái. Biện pháp: Bảo vệ rừng đầu nguồn, khai thác tài nguyên hợp lí, thủy điện chủ động nước mùa khô, áp dụng khoa học trong sản xuất) Bước 2: Các nhóm báo cáo và GV nhận xét HS đạị diện nhóm chẵn báo cáo -> nhóm lẻ nhận xét bổ sung. GV chuẩn kiến thức II) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. - Địa hình: chủ yếu là những cao nguyên badan xếp tầng. - Sông ngòi: đây là vùng đầu nguồn của những dòng sông. - Khí hậu: nhiệt đới cận xích đạo, có mùa khô kéo dài, khác biệt. Trên các cao nguyên khí hậu điều hòa mát mẻ hơn. - Các nguồn tài nguyên: (bảng 28.1 sgk/103) * Thuận lợi: là điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế * Khó khăn: - Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, hay xảy ra cháy rừng. - Khai thác rừng bừa bãi gây xói mòn, thoái hóa đất, tài nguyên rừng suy giảm. => ảnh hưởng xấu tới môi trường, sự phát triển kinh tế và đời sống dân cư. Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư – xã hội của vùng (15 phút) * Mục tiêu + Trình bày được các đặc điểm dân cư xã hội nổi bật của vùng . + Đánh giá những thế mạnh về dân cư – xã hội của vùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. + Nêu được những khó khăn, hạn chế về dân cư – xã hội - Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng khai thác lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ. Kĩ năng đọc và chọn lọc thông tin. * Phương pháp/ kỹ thuật dạy học - Phương pháp/kĩ thuật: Trò chơi Bingo * Phương tiện - Các câu hỏi ngắn * Tiến trình hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Tìm hiểu thành phần dân tộc và phân bố dân cư vùng ? Tây Nguyên có những dân tộc nào? Đặc điểm phân bố dân cư? Bước 2: Trình độ phát triển dân cư – xã hội của vùng ? So sánh 1 số chỉ tiêu phát triển dân cư - xã hội ở Tây Nguyên với cả nước => Nêu những nhận xét chung? ? Tại sao thu nhập bình quân đầu người cao hơn cả nước (344,7 nghìn/ tháng) lại có tỉ lệ ngèo cao hơn cả nước ( 21,2)? (Phân hóa giầu ngèo quá lớn) ? Nêu một số giải pháp nhằm nâng cao mức sống người dân? (Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đầu tư phát triển kinh tế, xóa đói giảm ngèo, cải thiện đời sống nhân dân, ngăn chăn phá rừng, bảo vệ đất rừng) GV: Vị trí ngã ba biên giới với nhiều dân tộc => Vấn đề đoàn kết các dân tộc rất quan trọng. Các dân tộc Tây Nguyên trình độ dân trí thấp, dễ bị các phần tử phản động dụ dỗ, mua chuộc, lợi dụng tôn giáo lôi kéo, gây rối… + Bản sắc văn hóa nhiều nét đặc thù. Năm 2005 không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại + Hội hoa Đà Lạt (2004) + Hiện nay nhà nướpc rất quan tâm đầu tư xây dựng đổi mới, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. III) Đặc điểm dân cư - xã hội: - Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc - Mật độ dân số thấp nhất nước ta (năm 2002 khoảng 81 người/km2) => Là vùng thưa dân nhất. - Phân bố không đều: + Các dân tộc ít người chiếm 30% chủ yếu sống trên cao nguyên. + Dân tộc Việt (kinh) chiếm 70% chủ yếu sinh sống ở các đô thị, ven đường giao thông, các nông - lâm trường. - Nhiều chỉ tiêu dân cư - xã hội còn thấp => Đời sống dân cư còn gặp nhiều khó khăn, đang được cải thiện đáng kể. * Giải pháp - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển KT -Xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân, nâng cao trình độ dân trí. - Khai thác hợp lí, bảo vệ tài nguyên đất, rừng. 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Bước 1: GV nêu yêu cầu: + Nếu em được đầu tư vào một lĩnh vực tại Tây Nguyên, em sẽ chọn lĩnh vực nào? + Tại sao em chọn lĩnh vực đó? + Em cần chuẩn bị điều gì để có thể đáp ứng nhu cầu mới này? - Bước 2: HS làm việc cá nhân trong 2 phút, ghi thông tin ngắn gọn ra giấy note và suy nghĩ chiến lược, phản hồi - Bước 3: HS chia sẻ theo cặp/trong nhóm - Bước 4: HS trình bày trước lớp. GV nên chọn những HS sôi nổi, mạnh mẽ để khuấy động, tạo kịch tính trong hoạt động này - Bước 5: GV tổng kết, đánh giá, khen ngợi các HS đã có nhiều nỗ lực, ý tưởng táo bạo. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - HS đọc to bài tập - HS xác định vấn đề, thắc mắc nếu có - HS về nhà hoàn thiện bài tập 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Tìm hiểu những nét văn hóa của các dân tộc ở Tây Nguyên. - Chuẩn bị nội dung bài 29.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 29 vùng tây nguyên (tiếp), giáo án chi tiết bài 29 vùng tây nguyên (tiếp), giáo án theo định hướng phát triển năng lực 29 vùng tây nguyên (tiếp), giáo án 5 bước bài 29 vùng tây nguyên (tiếp)

Giải bài tập những môn khác