Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp). Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Bài 36: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (tiếp)
I. Mục tiêu: sau bài học, HS cần nắm
1. Kiến thức:
- Hiểu được đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực thực phẩm trọng điểm, đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản đứng đầu cả nước.
- Hiểu rõ công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển. Các thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng.
2. Kỹ năng:
- Phân tích dữ liệu trong sơ đồ kết hợp với lược đồ khai thác kiến thức.
- Biết kết hợp kênh chữ với kênh hình, liên hệ với thực tế để phân tích và giải thích 1 số vấn đề bức xúc của vùng.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Tinh thần học tập hăng say
4. Định hướng phát triển năng lực
- NL chung: tự học, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.
- NL chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, số liệu.
II. Chuẩn bị:
1. GV
- Lược đồ kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Tranh ảnh liên quan
2. HS
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
III. Tiến trình bài học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ
1. Cho biết thế mạnh tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long?
2. Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh gì để nuôi trồng thủy sản?
3. Bài mới:
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: Phổ biến luật chơi: HIỂU Ý ĐỒNG ĐỘI
Vịnh Thái Lan, đồng bằng, Mê Công, cận xích đạo, đất phèn, ngư trường, Khơ – me, Chăm, đờn ca tài tử...
- Bước 2: Tiến hành, có thể chơi theo cặp, theo đội, hoặc chọn chọn một số HS đoán từ khóa còn người diễn đạt là bất cứ HS nào trong lớp.
- Bước 3: Giáo viên nhận xét, cho điểm (nếu có) dẫn dắt vào bài mới.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế (25 phút)
* Mục tiêu
- Trình bày được sự phát triển và phân bố nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của vùng.
- Đề xuất các giải pháp để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp xanh và phát triển bền vững.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật mảnh ghép, trạm và phòng tranh
* Phương tiện
- Bài thuyết trình của học sinh
- Giáo án của giáo viên
* Tiến trình hoạt động
Hoạt động của GV - HS Nội dung chính
Bước 1: HS hoạt động cá nhân/cặp. Dựa vào kiến thức đã học + thông tin sgk + bảng 36.1 cho biết:
1) Tính tỉ lệ % diện tích và sản lượng lúa của vùng so với cả nước?Rút ra nhận xét? Xác định các tỉnh trọng điểm sản xuất lúa trong vùng?
2) Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở vùng đồng bằng này?
- Các tỉnh trồng nhiều lúa : Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang.
- Lúa là cây chủ đạo đóng góp 72 -> 75% giá trị gia tăng ngành trồng trọt.
- Gắn đầu tư KHKT , cải tạo đất, lai tạo giống mới cho năng xuất cao…
? Ngoài trồng lúa vùng còn phát triển về những ngành nào trong nông nghiệp? (Trồng cây ăn quả, chăn nuôi vịt đàn)
*Bước 2: HS họat động cặp/ nhóm. Dựa thông tin sgk + H36.1 hãy cho biết:
1) Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh gì để phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản?
2) Tình hình phát triển như thế nào? Xác định các ngư trường lớn trong vùng?
- HS báo cáo -> nhận xét, bổ xung.
- GV chuẩn kiến thức
? Tại sao nghề rừng lại giữ vai trò quan trọng , đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau?
- Vùng rừng ven biển và trên bán đảo Cà Mau cung cấp nguồn tôm giống tự nhiên và thức ăn cho vùng nuôi tôm.
- Trồng rừng ngập mặn còn bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sự đa dạng sinh học.
*Bước 3: HS hoạt động cá nhân/cặp. Dựa vào thông tin sgk + B 36.2 hãy:
1) Cho biết tỉ trọng công nghiệp trong GDP của vùng?
2) Giải thích vì sao ngành chế biến lương thực thực phẩm lại chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của vùng?
3) Xác định các thành phố, thị xã có các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?
- HS báo cáo -> Bổ xung.
- GV chuẩn kiến thức
+ sản phẩm nông nghiệp dồi dào => là nguồn nguyên liệu cho CN CBLTTP.
* Bước 4: HS hoạt động theo nhóm. Dựa thông tin sgk
1) Nhận xét gì về phát triển dịch vụ ở đồng bằng sông Cửu Long.
2) Nêu ý nghĩa của gtvt thủy trong đời sống và sản xuất của nhân dân trong vùng?
3) Nêu những tiềm năng phát triển du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long
- HS trả lời -> nhận xét, bổ xung.
- GV chuẩn kiến thức
+ Du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo… IV) Tình hình phát triển kinh tế:
1) Nông nghiệp:
a) Sản xuất lương thực:
- Chiếm tỉ trọng lớn cả về diện tích (51,1%) và sản lượng (51,4%) lúa so với cả nước
- Sản lượng bình quân năm 2002 là: 1066,3 kg/người lớn nhất cả nước.
- Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh ven sông Tiền, sông Hậu.
- ý nghĩa:
+ Là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất cả nước.
+ Giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực của cả nư\ớc.
+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.
b) Khai thác và nuôi trồng thủy sản:
- Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% so với cả nước. Nhiều nhất là các tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.
- Nghề nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh. Đặc biệt là nuôi tôm, cá xuất khẩu.
- Ngoài ra nghề rừng giữ vai trò quan trọng, đặc biệt là rừng ngập mặn.
2) Công nghiệp:
- Tỉ trọng công nghiệp trong GDP của vùng còn thấp: chiếm 20% năm 2002.
- Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp của vùng: chiếm 65,0% (năm 2000)
- Trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng là : TP Cần Thơ có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp.
3) Dịch vụ:
- Gồm các hoạt động : Xuất - nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch.
- Xuất khẩu chủ lực là : Gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.
- Giao thông đường thủy có vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất của nhân dân trong vùng.
- Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc.
HOẠT ĐỘNG 2: Các trung tâm kinh tế (7 phút)
* Mục tiêu
- Liệt kê được các trung tâm kinh tế của vùng.
- Xác định được các trung tâm kinh tế trên lược đồ.
- Lí giải tại sao Cần Thơ là trung tâm lớn nhất vùng
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại
- Thảo luận khăn trải bàn
* Phương tiện
- Lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- PHT khăn trải bàn/bảng nhóm
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào tập bản đồ/ Atlat kể tên các trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Giáo viên yêu cầu 1 hoặc 2 học sinh lên bảng xác định các trung tâm kinh tế trên lược đồ.
- Thảo luận lí giải nguyên nhân phát triển của Cần Thơ:
+ 1 phút liệt kê các nguyên nhân của cá nhân ra giấy note
+ 2 phút thảo luận và thống nhất ý kiến chung
+ Trình bày vòng tròn theo nhóm V) Các trung tâm kinh tế:
- Cần thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất vùng.
* Kết luận: sgk/133
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP trò chơi”NHANH NHƯ CHỚP”
1) Sản lượng lương thực ĐB sông Cửu Long chiếm tỉ lệ so với cả nước là:
a) 51,3% c) 51,1%
b) 51,5% d) 51,4%
2) Sản xuất lương thực của ĐB sông Cửu Long có ý nghĩa là:
a) Là vùng sản xuuất lương thực lớn nhất cả nước.
b) Cây lương thực chiếm ưu thế tuyệt đối trong sản xuất nông nghiệp.
c) Giải quyết được vấn đề an ninh lương thực và xuất khẩu lương thực.
d) Tất cả các ý kiến trên.
3) Tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP của vùng là:
a) 30% c) 25%
b) 20% d) 23%
4) Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất vùng vì:
a) Có vị trrí thuận lợi : cách TP HCM 200km
b) Có cơ sở sản xuất công nghiệp Trà Nóc lớn nhất vùng.
Có cảng Cần Thơ vừa là cảng nội địa vừa là cửa ngõ của các nước tiểu vùng sông Mê Kông.
d) Tất cả các ý kiến trên.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Trả lời câu hỏi - bài tập sgk/133.
- Làm bài tập 36 bài tập bản đồ thực hành.
- Viết báo cáo về kinh tế của vùng ĐBSCL.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Chuẩn bị bài thực hành 37 sgk/134.