Giáo án địa lí 9: Bài 30: Thực hành...

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:thực hành so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du miền núi bắc bộ và Tây Nguyên. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

BÀI 30: THỰC HÀNH: SO SÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ VỚI TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU : HS cần: 1.1. Kiến thức - Củng cố thêm các kiến thức về tình hình sản xuất cây công nghiệp của hai vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Tây Nguyên. 1.2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng phân tích, so sánh và khai thác bảng thống kê. - Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ - Rèn kĩ năng viết và trình bày báo cáo 1.3. Thái độ -nThái độ làm việc độc lập 1.4. Định hướng phát triển năng lực - NL chung: tự học, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán. - NL chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, số liệu. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 2.1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ kinh tế vùng trung du miền núi bắc Bộ - Bản đồ kinh tế vùng Tây Nguyên 2.2. Chuẩn bị của HS - Thước kẻ, bút chì, máy tính, atlat, tập bản đồ III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: - Trình bày vị trí địa lí của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ? - Trình bày vị trí đị lí của vùng Tây Nguyên? 3. Tiến trình bài học 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: Phổ biến luật chơi” Nhanh như chớp” Thể lệ Câu hỏi - Trả lời nhanh trong 5s, nhanh như chớp - 2 HS ngẫu nhiên sẽ thi đấu với nhau - Người thắng sẽ thi đấu với người tiếp theo - Người vượt qua nhiều đối thủ nhất sẽ đạt điểm cộng - Trả lời ngay sau tiếng hết - Trả lời trước là bị thua - Nhắc bài sẽ không được tham gia và nhận điểm trừ 1/Nông sản tiêu biểu nhất khi nhắc đến tỉnh Thái Nguyên là gì? (chè) 2/Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm có bao nhiêu tỉnh? (15) 3/Nông sản tiêu biểu nhất của Tây Nguyên là gì? (cà phê) 4/Tây Nguyên có bao nhiêu tỉnh? (5) 5/Địa hình chính của Tây Nguyên là gì? (cao nguyên xếp tầng) 6/Kiểu khí hậu đặc trưng của TDMNBB là gì? (Nhiệt đới ẩm GM có mùa đông lạnh) 7/Loại cây nào lấy nhựa? (cao su) 8/Cao su thích nghi với kiểu khí hậu nào? (nóng.nhiệt đới) 9/Cây công nghiệp nào cay, làm gia vị, hạt nhỏ? (tiêu) 10/Cây công nghiệp nào làm gia vị mà lấy vỏ? (quế) - Bước 2: GV tiến hành trò chơi, quản lí lớp đảm bảo ít ồn - Bước 3: HS nhắc lại một số kiến thực trọng tâm nhanh chóng. GV yêu cầu HS kể tên các loại cây được nhắc đến trong trong chơi - Bước 4: GV chuyển ý vào bài 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Phân tích bảng thống kê (20 phút) *Mục tiêu - Liệt kê các cây CN tiêu biểu, giống nhau của 2 vùng - So sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng chè và cà phê ở hai vùng - Lí giải nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về sản xuất 2 vùng * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Làm việc cá nhân - Thảo luận khăn trải bàn * Phương tiện - Phiếu học tập - Tranh ảnh minh họa - Bảng nhóm, bút viết, giấy note * Tiến trình hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: Thảo luận nhóm HS đọc yêu cầu bài tập GV chia lớp thành các nhóm thảo luận các nội dung + Nhóm chẵn: 1) Nêu tổng diện tích và tên 1 số cây công nghiệp lâu năm ở mỗi vùng? 2) Những cây công nghiệp nào chỉ trồng được ở Tây Nguyên? Tại sao? + Nhóm lẻ: 1) Kể tên các cây công nghiệp lâu năm trồng được ở cả 2 vùng? 2) Những cây công nghiệp nào chỉ trồng được ở trung du và miền núi Bắc Bộ? Tại sao? GV gợi ý: HS phải dựa vào đặc điểm sinh thái của các cây công nghiệp phù hợp với từng loại đất, nước, khí hậu từng vùng để giải thích. HS các nhóm báo cáo -> nhận xét -> bổ sung. GV đánh giá, chuẩn kiến thức -> bổ sung -> mở rộng. Bước 2: So sánh sự phát triển các loại cây công nghiệp ở 2 vùng + Cả 2 vùng đều trồng được 1 số loại cây công nghiệp lâu năm, nhưng tỉ trọng diện tích trồng cây công nghiệp của Tây Nguyên vẫn lớn hơn vùng núi và trung du Bắc Bộ nhiều lần (9,1 lần) 1) Dựa vào số liệu cụ thể hãy so sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây chè, cà phê ở 2 vùng? 2) Giải thích tại sao lại có sự chênh lệch như vậy? GV gợi ý: Giải thích dựa vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển khác nhau của cây cà phê và cây chè. ? Kể tên các thương hiệu cà phê nổi tiếng ở Tây Nguyên? (Cà phê Trung Nguyên: nhưng đã bị 1 công ty nước ngoài giành mất thương hiệu trên thị trường thế giới => Chúng ta đang đấu tranh giành lại thương hiệu này) ? Kể tên các thương hiệu chè nổi tiếng ở vùng núi và trung du Bắc Bộ? (Chè Mộc Châu - Sơn La, chè Tân Cương - Thái Nguyên, chè San - Hà giang, chè Tuyết - Tam Đường - Lai Châu) ? Kể tên các thị trường xuất khẩu cà phê và chè của 2 vùng? (Thị trường xuất khẩu chè: Các nước EU,Nga, Đài Loan, Mĩ, Nhật, Anh, Pakixtan, Hàn Quốc…Thị trường xuất khẩu cà fê: Nhật Bản, CHLB Đức….) GV: VN là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê, chỉ sau Braxin. Thị trường xuất khẩu cà phê tương đối rộng lớn: Các nước nhập khẩu nhiều cà phê của VN là Nhật Bản, CHLB Đức…Chè của nước ta đã được công nhận thương hiệu chè Việt, xuất khẩu sang nhiều nước EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc… I. Bài tập 1 1. Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm ở 2 vùng - Cây công nghiệp lâu năm trồng được ở cả 2 vùng: Chè, cà phê. => Vì cả 2 vùng đều có diện tích đất feralit đồi núi và cao nguyên rộng lớn rất thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây công nghiệp. - Cây công nghiệp chỉ trồng được ở Tây Nguyên: Cao su, điều, hồ tiêu. => Vì về sinh thái 3 loại cây này thích hợp với nền nhiệt độ cao từ 25 -> 300C, cần nhiều ánh sáng, phát triển tốt trên đất đỏ badan. Tây Nguyên là nơi có đủ các điều kiện trên. - Cây công nghiệp chỉ trồng được ở trung du miền núi Bắc Bộ: Hồi, Quế, Sơn. => Vì 3 loại cây trên thích hợp với khí hậu cận nhiệt và ôn đới trên núi cao, nhiệt độ thích hợp thường < 200C. Vùng núi và trung du Bắc Bộ là nơi có các điều kiện trên. 2. So sánh * Cây cà phê: - Tây Nguyên : Chiếm tỉ trọng lớn cả về diện tích và sản lượng: + Diện tích: 480800 ha chiếm 85,1% so với cả nước + Sản lượng: 761600 tấn chiếm 90,6% so với cả nước - Miền núi và trung du Bắc Bộ: mới chỉ trồng thử nghiệm trên quy mô nhỏ. => Vì cây cà phê: Không chịu được sương muối, cần có lượng mưa tương đối lớn từ 1500 -> 2000mm. Độ ẩm không khí 78 -> 80%, không chịu được gió mạnh. Đặc biệt thích hợp với đất đỏ badan, có tầng mùn dày, tơi xốp, thoát nước và khí hậu cận xích đạo ổn định, có 1 mùa khô thuận lợi để phơi sấy bảo quản sản phẩm. Chính vì vậy cây cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên với sản phẩm nổi tiếng là cà phê Buôn Ma Thuột, Cà phê Trung Nguyên…. * Cây chè: - Miền núi và trung du Bắc Bộ: chiếm tỉ trọng lớn cả về diện tích và sản lượng + Diện tích: 67600 ha chiếm 68,8% so với cả nước. + Sản lượng: 47000 tấn chiếm 27,1% so với cả nước - Tây Nguyên: Tỉ trọng thấp hơn. => Vì cây chè: Thường thích hợp với đất feralit hình thành trên núi đá vôi. Nhiệt độ ôn hòa từ 15 -> 200C, lượng mưa từ 1500 -> 2000mm. Độ cao thích hợp nhất là 500 -> 1000m. Do vậy chè được trồng nhiều từ Nghệ An trở ra. Sản phẩm chè nổi tiếng là: Tân Cương (Thái Nguyên), Suối Giàng (Yên Bái), Chè San (Hà Giang)…. Hoạt động 2: Viết báo cáo (15 phút) * Mục tiêu - Đánh giá hiện trạng sản xuất phát triển ngành - Đề xuất giải pháp phát triển - Nghiên cứu, trích xuất thông tin tư liệu từ bài báo - Sử dụng CNTT nhằm khai thác tri thức hiệu quả - Phát triển năng lực tự học và sáng tạo * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Viết báo cáo - Tự học * Phương tiện - Bài báo liên quan về cây chè và cây cà phê - Thiết bị điện tử do HS chuẩn bị * Tiến trình hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung Bước 1: HS viết báo cáo Dựa vào kết quả bài tập 1 + bảng 30.1 + sự hiểu biết: ? Hãy viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong 2 cây công nghiệp: chè, cà phê. - GV chia lớp làm 2 : + Nửa lớp bên phải: viết về cây cà phê. + Nửa lớp bên trái viết về cây chè. Bước 2: HS trình bày báo cáo GV: Gọi 2 HS khá trình bày bài viết trước lớp. Các HS khác nhận xét -> bổ sung II. Bài tập 2 Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố, tiêu thụ sản phẩm của 1 trong 2 cây công nghiệp: cà fê hoặc chè. HS tự hoàn thiện, trong khoảng 15 phút 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Hệ thống lại kiến thức vùng Tây Nguyên. - Nhấn mạnh nhưng nội dung cần chú ý. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Bước 1: GV nêu vấn đề, lựa chọn giải pháp HS đã viết trong báo cáo để khuyến khích HS nêu quan điểm, vấn đề + Đóng vai là nhà lãnh đạo địa phương, đề xuất giải pháp hỗ trợ người nông dân + Đóng vai là nhà khoa học, đề xuất giải pháp hỗ trợ sản xuất địa phương + Đóng vai là nhà doanh nghiệp, đề xuất giải pháp hỗ trợ người nông dân + Đóng vai là nhà nông, đề xuất giải pháp giải quyết cho chính bản thân mình - Bước 2: HS lựa chọn vấn đề, vai diễn phù hợp và phát biểu quan điểm - Bước 3: HS trao đổi phản biện, GV dẫn dắt, động viên HS hoàn thành nhiệm vụ - Bước 4: GV khen ngợi HS, chốt ý: Phát triển nông nghiệp cần đến 4 nhà, không thể đơn lẻ để mang lại hiệu quả cao nhất. Trong sản xuất cần hướng đến phát triển bền vững, an toàn, thân thiện với môi trường. 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Bước 1: Giới thiệu về Đông Nam Bộ - Bước 2: Yêu cầu HS chuẩn bị tư liệu, hình ảnh về vùng - Bước 3: Hỏi đáp, nhắc nhở, kết bài.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 30 thực hành, giáo án chi tiết bài 30 thực hành, giáo án theo định hướng phát triển năng lực 30 thực hành, giáo án 5 bước bài 30 thực hành

Giải bài tập những môn khác