Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài:vùng trung du và miền núi bắc bộ (tiếp). Bài học nằm trong chương trình Địa lí 9. Bài mẫu có : văn bản text, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Tài liệu hoàn toàn miễn phí. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Bài 18: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức
- Hiểu được cơ bản tình hình phát triển kinh tế ở trung du và miền núi Bắc Bộ theo trình tự và công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
- Nhận biết vị trí và tầm quan trọng của các trung tâm kinh tế trong vùng.
2. Kĩ năng
- Đọc, phân tích bản đồ, bảng số liệu
3. Thái độ
- Ý thức bảo vệ và trồng rừng
4. Định hướng phát triển năng lực
- NL chung: tự học, tự quản lí, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tính toán.
- NL chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, số liệu, tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
2.1. Chuẩn bị của GV
- Lược đồ kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Tranh ảnh về các hoạt động kinh tế và các trung tâm kinh tế trong vùng.
2.2. Chuẩn bị của HS
- Tranh ảnh, thông tin về thủy điện Hòa Bình
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
- Cho biết những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên củ vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?
- Vì sao việc phát triển kinh tế nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?
3. Các hoạt động dạy học
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Em hãy thực hiện nối sản phẩm nông nghiệp với địa phương sản xuất tương ứng
- Bước 2: HS tự trả lời trên giấy note, trung thực trong 30s. GV có thể thêm hình về Hồi Lạng Sơn, bò sữa Mộc Châu…
- Bước 3: GV cho HS trả lời đáp án. Hỏi bao nhiêu HS đúng hết. Cho điểm cộng HS đúng hết.. Tính điểm thi đua theo nhóm cũng rất hấp dẫn
- Bước 4: HS giới thiệu hiểu biết về sản phẩm NN. GV chia sẻ, nhấn mạnh thêm sự độc đáo của vùng và vào bài mới.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của vùng (30 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được thế mạnh và sự phân bố của các ngành kinh tế vùng TD&MNBB.
- Kỹ năng: Đọc lược đồ, bản đồ
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Hoạt động nhóm chuyên gia - mảnh ghép
- Hoạt động: Cá nhân/nhóm
3. Phương tiện
- SGK, lược đồ, tranh ảnh, phiếu học tập, bảng phụ, tập bản đồ/Atlat
4. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV phát phiếu học tập cho 6 nhóm đã chia từ tiết trước. Yêu cầu HS chuẩn bị tư liệu mà đã thực hiện trước ở nhà.
Công nghiệp và xây dựng Nông nghiệp Dịch vụ
Nhân tố thuận lợi
Tình hình phát triển
* Nhóm 1,4: Tìm hiểu về ngành công nghiệp và xây dựng.
Câu hỏi định hướng:
- Tên ngành công nghiệp ? ngành đó dựa vào thế mạnh nào để phát triển ?
- Lấy ví dụ minh chứng ?
* Nhóm 2,5: Tìm hiểu về Nông nghiệp.
Câu hỏi định hướng:
- Cây trồng: Cây nhóm nào ? ví dụ minh chứng ? vì sao vùng trồng cây đó ?
- Chăn nuôi con gì nổi bật ? vì sao vật nuôi này chiếm tỉ lệ lớn nhất cả nước ?
* Nhóm 3,6: Tìm hiểu về dịch vụ.
Câu hỏi định hướng:
- Vùng có những ngành dịch vụ nào phát triển ? ví dụ minh chứng ?
- Bước 2:
Vòng 1: Nhóm chuyên gia: Từ nhóm 1 đến nhóm 6 các học sinh được bắt cặp với nhau trong nhóm đánh số 1 + 2; 3 + 4 và 5 + 6. Sau khoảng thời gian quy định thảo luận (5 phút) các cặp đôi sẽ ghi nội dung đã thống nhất vào phiếu học tập
- Bước 3:
Vòng 2: Nhóm ghép: Ở vòng 2 có 6 nhóm mới:
Cụm 1:
- Các học sinh có số 1 + 2 ở nhóm 1, 2, 3 hình thành 1 nhóm mới
- Các học sinh có số 3 + 4 ở nhóm 1, 2, 3 hình thành 1 nhóm mới
- Các học sinh có số 5 + 6 ở nhóm 1, 2, 3. Hình thành 1 nhóm mới
Cụm 2:
- Tương tự như vậy đối với các nhóm 4,5 và 6
Các nhóm đổi chỗ cho nhau theo hướng dẫn. Để tránh việc học sinh di chuyển lộn xộn giáo viên cần quy định cách di chuyển, có hình thức khen/nhắc nhở khi nhóm di chuyển trật tự/ồn ào.
Giáo viên chiếu sơ đồ và hs có 30 giây để di chuyển về nhóm mới.
- Các thầy cô có thể bố trí lớp học sao cho học sinh di chuyển được thuận lợi và không bị rối. Để tăng thêm không khí cho lớp có thể cho học sinh bắt tay, chào hỏi nhau và vỗ tay khi hình thành nhóm mới.
- Mỗi cặp đôi có 2 phút để trình bày lại những gì mình làm được ở nhóm chuyên gia cho các bạn ở nhóm mới của mình. (3 cặp đôi thay nhau chia sẻ)
- Bước 5: Thảo luận nhóm mảnh ghép
Sau khi nhóm mảnh ghép chia sẻ xong. Giáo viên giao nhiệm vụ mới cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”.
Em hãy nêu những thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng TDMNBB ?
- Bước 6: Giáo viên kiểm tra, đánh giá các chuyên gia bằng cách sử dụng kỹ thuật tia chớp. Hỏi nhanh và ngắn gọn các bạn được truyền tải lại kiến thức vừa rồi. Sau đó cho điểm hoạt động chuyên gia. Mỗi cụm gọi ít nhất 3 người.
- Bước 7: Giáo viên chốt kiến thức.
IV. Tình hình phát triển kinh tế
1. Công nghiệp
- Thế mạnh: Nguồn tài nguyên khoáng sản và thủy điện lớn nhất nước. Cơ sở hạ tầng đang đầu tư mạnh như xây dựng cảng, đường cao tốc…
- Hiện trạng:
+ CN năng lượng: Khai thác than ở quảng Ninh; Các nhà máy điện lớn như thủy điện (sơn La, Hòa Bình, Lai Châu); nhiệt điện (Uông Bí, Na Dương)
+ Công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến đang phát triển
2. Nông nghiệp
- Thế mạnh: Đất trồng, khí hậu, kinh nghiệm sản xuất
- Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng.
- Các sản phẩm có giá trị trên thị trường như: Chè, hồi, quế.
- Là vùng nuôi nhiều trâu, lợn.
- Nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông – lâm – kết hợp.
3. Dịch vụ
- Hệ thống giao thông: đường sắt, đường ô tô, cảng ven biển ngày càng phát triển
- Buôn bán giao thương với nước ngoài qua các cửa khấu
- Du lịch phát triển mạnh: du lịch nhân văn và du lịch sinh thái, có nhiều di sản độc đáo
Hoạt động 2: Tìm hiểu các trung tâm kinh tế của vùng (5 phút)
1. Mục tiêu
- Xác định được các trung tâm kinh tế và các ngành kinh tế quan trọng của từng trung tâm.
- Lí giải sự phát triển kinh tế chung
- Kỹ năng đọc lược đồ, bản đồ
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: trực quan, đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân/cặp đôi
3. Phương tiện
- Mục V SGK/69
- Lược đồ kinh tế vùng TD&MNBB
4. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Bước 1: Xác định trên bản đồ vị trí của các trung tâm kinh tế?
Bước 2: Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi vùng?
(Thái Nguyên: Luyện kim, cơ khí; Việt Trì: Hoá chất, vật liệu xây dựng; Hạ Long: Công nghiệp than, du lịch; Lạng Sơn: Cửa khẩu Quốc tế phát triển thương mại, du lịch)
Trọng tâm vấn đề là chức năng kinh tế của mỗi trung tâm. Mỗi trung tâm đều có vị trí địa lí quan trọng lại có một số ngành công nghiệp đặc trưng V. Các trung tâm kinh tế
- Có 4 trung tâm kinh tế quan trọng: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn. Mỗi trung tâm có một số ngành công nghiệp đặc trưng riêng.
- Ngoài ra còn có các thành phố khác đang trở thành các trung tâm kinh tế của vùng: Điện Biên Phủ, Lào Cai, Yên Bái và thị xã Sơn La.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Khoanh tròn vào ý em cho là đúng:
1) Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc vì:
a) Là vùng khai thác khoáng sản từ lâu đời.
b) Là vùng có tài nguyên khoáng sản giàu có nhất nước ta.
c) Có nhiều loại khoáng sản quan trọng để phát triển công nghiệp.
d) Là vùng có nhiều loại tài nguyên, khoáng sản công nghiệp quan trọng đối với Quốc gia.
2) Phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc vì:
a) Là vùng có địa hình cao, đồ sộ, bị cắt xẻ mạnh.
b) Sông ngòi có độ dốc lớn, lắm thác ghềnh.
c) Nhờ có nguồn thuỷ năng dồi dào.
d) Tất cả các ý trên đều đúng.
3) Trung du miền núi Bắc Bộ dẫn đầu cả nước về:
a) Diện tích chè.
b) Sản lượng chè.
c) Sản lượng và diện tích chè.
d) Sản lượng cà phê.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Bước 1: Giao nhiệm vụ
Lựa chọn một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và đóng vai thành hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu cho bạn bè biết về địa điểm du lịch đó ?
- Bước 2: HS trao đổi và phát biểu nhanh ý kiến
- Bước 3: GV chốt ý và khen ngợi HS
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Chuẩn bị nội dung bài 19: Tìm hiểu tư liệu về than đá ở Quảng Ninh và sắt ở Thái Nguyê.
V. RÚT KINH NGHIỆM