Giải ngắn gọn Địa lí 8 Chân trời bài 2 Đặc điểm địa hình
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
MỞ ĐẦU
Địa hình Việt Nam có sự đa dạng từ đồi núi đến đồng bằng với nhiều sự khác biệt về hình thái, tạo nên những khu vực địa hình khác nhau. Hãy nêu một số dạng địa hình chính của nước ta.
Trả lời:
Một số dạng địa hình chính: đồi núi, cao nguyên, sơn nguyên, thung lũng, đồng bằng,...
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH
CH: Dựa vào các hình 2.1, 2.2, 2.3 và thông tin trong bài, em hãy trình bày một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam.
Trả lời:
Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, kéo dài từ vùng Tây Bắc xuống đến Đông Nam Bộ.
Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích đất liền, gồm đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
a) Địa hình đồi núi
CH: Dựa vào hình 2.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm của các khu vực địa hình đồi núi.
Trả lời:
Khu vực | Đặc điểm |
Đông Bắc | - Nằm ở tả ngạn sông Hồng. - Chủ yếu là đồi núi thấp. - 4 dãy núi hình cánh cung chụm lại ở Tam Đảo. |
Tây Bắc | - Nằm từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. - Địa hình cao nhất nước ta. - Các dãy núi hướng tây bắc — đông nam. |
Trường Sơn Bắc | - Nằm từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã. - Là vùng núi thấp - Hướng tây bác - đông nam, gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau. |
Trường Sơn Nam | - Nằm từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ. - Các dãy núi nghiêng về phía đông; nhiều cao nguyên xếp tầng. |
b) Địa hình đồng bằng
CH: Xác định vị trí các khu vực địa hình đồng bằng.
Trả lời:
CH: Trình bày đặc điểm của các khu vực địa hình đồng bằng.
Trả lời:
- Đồng bằng châu thổ: Phù sa sông bùi đắp qua thời gian dài =>điển hình nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
- sông Cửu Long;
- Đồng bằng ven biển miền Trung: hình thành từ phù sa sông hoặc kết hợp giữa phù sa sông và biển.
c) Địa hình bờ biển và thềm lục địa
CH: Dựa vào hình 2.2, hình 2.5 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm địa hình bờ biển và thêm lục địa của nước ta.
Trả lời:
- Các đồng bằng châu thổ, các bãi triểu; một số nơi đồi núi lan ra sát biển
=> hình thành mũi đá, bán đảo, vũng vịnh sâu,...
Ven biển Trung Bộ có kiểu địa hình cồn cát, đầm, phá => Nhiều bãi biển đẹp, phát triển du lịch.
Thềm lục địa: mở rộng ở khu vực vùng phía bắc, nam, thu hẹp ở miền Trung.
LUYỆN TẬP
CH: Hãy hoàn thành bảng thông tin về các khu vực địa hình đồi núi theo bảng gợi ý dưới đây:
Khu vực | Phạm vi | Đặc điểm hình thái |
Tây Bắc |
|
|
Đông Bắc |
|
|
Trường Sơn Bắc |
|
|
Trường Sơn Nam |
|
|
Trả lời:
Khu vực | Phạm vi | Đặc điểm hình thái |
Tây Bắc | Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả | Có độ cao đồ sộ nhất Việt Nam |
Đông Bắc | Tả ngạn sông Hồng | Chủ yếu là đổi núi thấp, có 4 dãy núi hình cánh cung. |
Trường Sơn Bắc | Từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã | Là vùng núi thấp, hướng tây bác - đông nam, gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây. |
Trường Sơn Nam | Từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ | Gồm các dãy núi nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng. |
CH: So sánh đặc điểm địa hình của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời:
Giống nhau: Đều nhận sự bồi tụ từ phù sa sông; dần vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.,đất đai màu mỡ.
Khác nhau:
- Đồng bằng sông Hồng: Cao rìa phía Tây – Tây Bắc, thấp dần phía Đông, bị chia cắt thành nhiều ô, nhiều đê chắn nước.
- Đồng bằng sông Cửu Long: Thấp, bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
VẬN DỤNG
CH: Hãy thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Viết một báo cáo ngắn để mô tả những đặc điểm chủ yếu của địa hình nơi em sinh sống.
Nhiệm vụ 2: Thu thập thông tin và hình ảnh về tác động của con người đã làm thay đổi địa hình ở địa phương em.
Trả lời:
Nhiệm vụ 1: Đồng bằng sông Cửu Long (thuộc khu vực Tây Nam Bộ)
Là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa hàng năm bởi hệ thống sông Mê Kông.
Hầu như toàn bộ khu vực nằm gần mực nước biển.
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích rộng lớn khoảng 40 nghìn km, địa hình cũng thấp và bằng phẳng hơn.
Không có đê nhưng lại có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc => thuận lợi cho giao thông đường thủy và các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản;
Mùa lũ, dòng nước ngập trên diện tích rộng; mùa cạn, nước triều lấn rất mạnh. Gần 2/3 diện tích của đồng bằng là đất mặn, đất phèn => hình thành các vùng trũng lớn.
Nhiệm vụ 2:
Con người đào kênh mương, đắp đê làm thay đổi địa hình.
Khai thác đất sét, đá vôi, than đá và các loại khoáng sản khác => mất các ngọn núi, quả đồi ⟹ địa hình bị san bằng.
Lấn biển làm mất địa hình bờ biển tự nhiên.
Việc phá rừng => Tăng quá trình bóc mòn ở đồi núi.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận