Giải ngắn gọn Địa lí 8 Chân trời bài 1 Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Giải siêu ngắn 1 Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ sách lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

MỞ ĐẦU

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Việt Nam có ý nghĩa rất lớn đối với sự hình thành các đặc điểm địa lí tự nhiên của nước ta. Hãy nêu một số đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí và ảnh hưởng đối với sự hình thành các đặc điểm tự nhiên Việt Nam.

Trả lời:

  • Giáp biển Đông => Ảnh hưởng sâu sắc từ biển.

  • Lãnh thổ trải dài, hẹp ngang => Khí hậu phân hóa theo Bắc – Nam.

  • Phần lớn diện tích là đồi núi => Khí hậu phân hóa theo đai cao.

1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

a) Phạm vi lãnh thổ

CH: Dựa vào hình 1.1 và thông tin trong bài, em hãy cho biết những đặc điểm nổi bật về phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Trả lời:

  • Khối thống nhất và vẹn toàn gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời.

  • Vùng đất: Diện tích 331 212 km2, gồm toàn bộ phần đất liền và hải đảo.

  • Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2, gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. 

  • Vùng trời: khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta. 

 

b) Vị trí địa lí

CH: Dựa vào hình 1.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí nước ta.

Trả lời:

  • Gần trung tâm Đông Nam Á, rìa phía đông bán đảo Đông Dương,.

  • Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc; chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á. 

  • Nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

2. ẢNH HƯỞNG ĐẾN VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM

CH: Dựa vào hình 1.3, hình 1.4 và thông tin trong bài, em hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên nước ta.

Trả lời:

  • Nằm hoàn toàn trong đới nóng bán cầu Bắc => Có 2 mùa rõ rệt.
  • Nơi hội tụ của nhiều luồng sinh vật di cư => Thành phần loài phong phú.
  • Nơi giao thoa của 2 vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải => Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
  • Liền kề biển Đông => Chịu ảnh hưởng của thiên tai.

LUYỆN TẬP

CH: Dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy xác định:

  • Vị trí các điểm cực (gồm toạ độ, địa danh) trên đất liền của nước ta.
  • Một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển.

Trả lời:

Vị trí điểm cực:

  • Điểm cực Bắc: 23°23’B, 105°20’Đ tại Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
  • Điểm cực Nam: 8°34’B, 104°40’Đ tại Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiền, tỉnh Cà Mau.
  • Điểm cực Tây: 22°22’B, 102°09’Đ tại Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
  • Điểm cực Đông: 12°40’B, 109°24’Đ tại Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển: Thành phố Hồ Chí Minh; Đà Nẵng; Hải Phòng,…

CH: Giải thích vì sao thiên nhiên nước ta có nhiều đặc điểm khác với một số nước cùng vĩ độ ở Tây Á.

Trả lời:

  • Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

  • Tác động của các khối khí di chuyển qua biển.

  • Giáp biển Đông

=> Thảm thực vật ở nước ta bốn mùa xanh tốt, rất giàu sức sống, khác hẳn với thiên nhiên một số nước cùng vĩ độ.

VẬN DỤNG

CH: Sưu tầm thông tin về một số cột mốc biên giới quốc gia của nước ta và chia sẻ với các bạn.

Trả lời:

Thông tin về Cột mốc A Pa Chải

  • Là điểm cực Tây.

  • Thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

  •  Phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, phía Tây Nam giáp Lào.

  • Là cửa ngõ của 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Lào.

Thông tin về Cột mốc 1378:

  • Cột mốc cuối cùng của đường biên gới Việt - Trung.

  • Vị trí đặc biệt: Nằm ở cửa sông Bắc Luân trên hòn Dậu Gót, trong cụm đảo nhỏ của mũi Sa Vĩ thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Thông tin về Cột mốc 428: 

  • Cách cột cờ Lũng Cũ chừng 4 - 5 km về phía Bắc

  •  Là điểm đánh dấu phần lãnh thổ Việt Nam với nước bạn Trung Quốc. 

  • Nơi con sông Nho Quế bắt đầu dòng chảy vào đất Việt.

Thông tin về Cột mốc 79:

  • Là cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam

  • Thuộc xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ, Lai Châu.

  • Được xem là hiểm trở nhất trên đường biên giới Việt - Trung, giữ nhiệm vụ phân chia biên giới ở tỉnh Lai Châu, Việt Nam và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải ngắn gọn Địa lí 8 chân trời sáng tạo bài 1 Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, Giải ngắn Địa lí 8 CTST bài 1 Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác