Giải bài 41 hóa học 8: Độ tan của một chất trong nước
Ở mỗi nhiệt độ xác định, một chất có khả năng tan khác nhau, khái niệm độ tan được đưa ra. Vậy độ tan là gì ? Để biết chi tiết hơn, Tech12h xin chia sẻ với các bạn bài 41: Độ tan của một chất trong nước. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. LÝ THUYẾT
1. Tính tan của các hợp chất trong nước
Axit: hầu hết các axit tan được, trừ H2SiO3.
Bazơ: phần lớn các bazơ không tan , trừ NaOH, KOH, Ba(OH)2.
Muối: Các muối nitrat đều tan.
- Phần lớn các muối clorua và sunfat tan được, trừ AgCl, PbSO4, BaSO4.
- Phần lớn muối cacbonat không tan trừ Na2CO3, K2CO3.
2. Độ tan của một chất trong nước
Khái niệm:
- Độ tan (S) của một chất là số gam chất đó tan được trong 100 g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan:
- Độ tan của chất rắn sẽ tăng, nếu tăng nhiệt độ.
- Độ tan của chất khí sẽ tăng, nếu giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
Bình luận