Giải KHTN 8 chân trời bài 31 Thực hành: Sơ cứu, băng bó gãy xương và điều tra tình hình mắc bệnh về hệ vận động (mới)
Giải bài 31 Thực hành: Sơ cứu, băng bó gãy xương và điều tra tình hình mắc bệnh về hệ vận động sách khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
1. SƠ CỨU, BĂNG BÓ GÃY XƯƠNG
- Dụng cụ: băng y tế, mỗi cuộn dài 2 m; nẹp gỗ dài khoảng 40 cm, dày khoảng 0,5 – 1 cm; vải sạch, kích thước 20 x 40 cm; gạc y tế.
- Tiến hành: Học sinh thực hiện các bước sơ cứu, băng bó trên mô hình hoặc làm mẫu.
+ Bước 1: Đặt nẹp gỗ đỡ lấy cẳng tay (có thể sử dụng một hoặc hai nẹp tuỳ vào diều kiện và mức độ xương gãy), đồng thời lót gạc y tế hay vải sạch (dày) ở chỗ các đầu xương (dưới khuỷu tay và cổ tay).
+ Bước 2: Sử dụng gạc y tế hoặc vải sạch để buộc cố định nẹp vào tay (Hình 31.1).
+ Bước 3: Đặt cuộn băng y tế từ khuỷu tay, sau đó cuốn dẫn ra phía cổ tay (Hình 31.2). Sau khi cuốn băng xong, buộc cố định đầu cuộn băng lại dễ tránh bị lỏng, tuột.
+ Bước 4: Làm dây đeo vào cổ để cố định cẳng tay sau khi băng bỏ (Hình 31.3).
2. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH MẮC CÁC BỆNH VỀ HỆ VẬN ĐỘNG TRONG TRƯỜNG HỌC VÀ KHU DÂN CƯ
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch
1.1. Xác định mục tiêu, hình thức thực hiện và sản phẩm dự kiến
a) Mục tiêu: Xác định được số lượng, tỉ lệ người mắc các bệnh về hệ vận động trong trường học hoặc khu dân cư;...
b) Hình thức thực hiện: phỏng vấn, lập bảng hỏi, ...
(Học sinh có thể tham khảo các câu hỏi dưới đây)
- Bạn có gặp phải các vấn đề về xương khớp hoặc cơ bắp không? Nếu có, bạn có thể miêu tả chi tiết triệu chứng không?
- Bạn có thường xuyên cảm thấy đau nhức ở lưng, cổ, vai, hoặc chân không? Tình trạng này có thường xuyên không?
- Bạn có bị các bệnh lý về khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp hoặc các vấn đề khác liên quan đến khớp không?
- Bạn có bao giờ gặp phải tình trạng cứng khớp hoặc khó khăn khi di chuyển các bộ phận trên cơ thể (ví dụ: gập duỗi tay, chân)?
- Bạn có cảm thấy mỏi cơ hoặc yếu cơ sau khi tham gia các hoạt động thể thao hoặc công việc kéo dài không?
- Bạn có thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục thể thao không? Nếu có, bạn thường xuyên tập luyện bao lâu và loại hình thể thao nào?
- Bạn có thói quen ngồi học lâu hoặc ngồi trước máy tính trong thời gian dài không? Khi ngồi, bạn có cảm thấy đau mỏi cơ thể hoặc có thói quen sai tư thế không?
- Khi đeo ba lô, bạn thường đeo ba lô như thế nào? Ba lô có nặng không và bạn có đeo trên cả hai vai không?
- Bạn có dành thời gian nghỉ ngơi hoặc thư giãn giữa các buổi học hoặc các hoạt động thể chất không?
- .....
c) Sản phẩm dự kiến: bảng thống kê, hình ảnh, phim tư liệu,... về tình hình mắc các bệnh, tật về hệ vận động xuất hiện trong trường học hoặc địa phương và biện pháp phòng chống.
Học sinh tham khảo kết quả sau:
PHIẾU TỔNG HỢP MẮC BỆNH, TẬT VỀ HỆ HOẠT ĐỘNG
Họ và tên cá nhân/nhóm điều tra: Nhóm 1
Địa điểm điều tra: Trường THCS Nguyễn Văn Thuộc, Hạ Long, Quảng Ninh
STT | Tên lớp | Tổng số học sinh trong lớp | Số lượng người mắc bệnh, tật về hệ vận động | ||
Vẹo cột sống | Gù lưng | Loãng xương | |||
1 | 8A1 | 33 | 1 | 1 | 0 |
2 | 8A2 | 32 | 1 | 1 | 0 |
3 | 8A3 | 35 | 0 | 1 | 0 |
Tổng cộng | 100 | 2 | 3 | 0 |
Nhận xét tình hình mắc các bệnh về hệ vận động:
- Nhìn chung, số học sinh mắc bệnh, tật về hệ vận động thấp (5/100 học sinh).
- Trong đó, số học sinh mặc bệnh gù lưng là phổ biến nhất, và không có học sinh nào bị loãng xương.
- Tuy tỉ lệ mắc bệnh thấp nhưng cũng đáng lo ngại, vì mắc bệnh, tật về hệ vận động ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và phát triển của học sinh.
1.2. Kế hoạch thực hiện
- Phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm trong quá trình thực hiện dự án.
- Thực hiện điều tra tình hình mắc bệnh, tật về hệ vận động trong trường học hoặc khu dân cư.
(Học sinh tham khảo bảng phân công công việc sau)
STT | Nội dung thực hiện | Thời gian, địa điểm thực hiện | Người thực hiện | Dự kiến kết quả |
1 | Thu thập tài liệu tham khảo về các bệnh, tật của hệ vận động | Thứ 7, tại thư viện trường học | Cả nhóm | Báo cáo kết quả thu tập tài liệu tham khảo |
2 | Xác định mục tiêu và hình thức điều tra. | Thứ 7, tại thư viện trường học | Cả nhóm | Tên dự án. |
3 | Phỏng vấn các lớp khác theo danh sách câu hỏi đã chuẩn bị | Sáng và chiều thứ 2, tại địa điểm khảo sát. | Nhân, Tiên, Quỳnh | Phiếu kết quả phỏng vấn. |
4 | Xử lí thông tin và viết báo cáo | Tối thứ 2 | Hòa, Hiếu, Hiền | Báo cáo và powerpoint. |
5 | Thuyết trình trước lớp | Thứ 3 | Trang, My |
|
Giai đoạn 2: Tiến hành thực hiện dự án
- Bước 1: Điều tra tình hình mắc các bệnh, tật về hệ vận động xuất hiện trong trường học hoặc địa phương.
- Bước 2: Thảo luận, đề xuất các biện pháp phòng chống bệnh, tật.
- Bước 3: Viết báo cáo.
Giai đoạn 3: Tổng hợp, báo cáo kết quả
- Báo cáo kết quả dự án.
- Nhận xét và đánh giá về kết quả, quá trình thực hiện dự án.
Bình luận