Giải KHTN 8 chân trời bài 16 Áp suất (mới)

Giải bài 16 Áp suất sách khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

KHỞI ĐỘNG

Vì sao khi một người đứng trên tấm nệm (Hình a) thì bề mặt của nệm bị lún nhiều hơn so với khi nằm (Hình b)?

1. KHÁI NIỆM ÁP LỰC, ÁP SUẤT

Thảo luận 1: Nêu một số ví dụ về áp lực gây ra bởi:

a) Trọng lực.

b) Một loại lực khác.

Thảo luận 2: Từ kết quả của thí nghiệm, cho biết các yếu tố nào ảnh hưởng đến độ lún của cát.

Thảo luận 3: Muốn tăng (hoặc giảm) độ lún của cát, ta cần thay đổi các yếu tố nào?

Luyện tập: Xe tải A có trọng lượng 40 000 N, xe tải B có trọng lượng 46 000 N. Biết tổng diện tích tiếp xúc các lốp của xe A và B với mặt đường lần lượt là 4 000 cm² và 4 400 cm². So sánh áp suất của hai xe tác dụng lên mặt đường.

Luyện tập: Đơn vị mmHg (milimét thủy ngân) thường được dùng trong y học để đo huyết áp. Một người bình thường có huyết áp tối đa 120 mmHg, huyết áp tối thiểu là 80 mmHg. Hãy đổi các giá trị áp suất trên sang đơn vị N/m².

2. CÔNG DỤNG CỦA VIỆC TĂNG, GIẢM ÁP SUẤT

Thảo luận 4: Trong các trường hợp ở Hình 16.3, trường hợp nào người ta đã làm tăng, giảm áp suất? Hãy giải thích. Từ đó, hãy rút ra các cách để làm tăng, giảm áp suất.

Luyện tập: Trả lời câu hỏi đã nêu ở phần Mở đầu bài học.

Vận dụng: Gấu Bắc Cực có bàn chân rộng. Điều này giúp ích gì cho chúng khi di chuyển trong vùng băng tuyết?

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác