Giải KHTN 8 chân trời bài 36 Thực hành: Cấp cứu, băng bó vết thương, do huyết áp ở người (mới)
Giải bài 36 Thực hành: Cấp cứu, băng bó vết thương, do huyết áp ở người sách khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
1. CHUẨN BỊ
- Dụng cụ: băng y tế, gạc y tế, bông y tế, miếng dán vết thương, dây garo, máy đo huyết áp.
- Hoá chất: xà phòng rửa tay, dung dịch sát trùng (iodine, nước muối sinh lí, oxy già (hydrogen peroxide)).
2. CÁCH TIẾN HÀNH
Cấp cứu người bị chảy máu
Tuỳ vào từng loại vết thương có thể gây ra các mức độ chảy máu khác nhau: chảy máu ở mao mạch và tĩnh mạch thường chậm, áp lực dòng chảy thấp; chảy máu ở động mạch thưởng nhanh, ổ ạt, áp lực dòng chảy lớn. Khi gặp người bị chảy máu, người cấp cứu thực hiện các bước sau đây:
- Bước 1: Rửa tay dưới vòi nước sạch hoặc nước rửa tay khô, sau đó kiểm tra vết thương, xác định vị trí chảy máu (Hình 36.1a).
- Bước 2: Dùng ngón tay giữ chặt vết thương cho đến khi máu ngừng chảy. Trường hợp vết thương bị chảy nhiều máu (chảy máu động mạch) thì dùng cả bàn tay đè, nắm chặt hoặc dùng khăn, tay áo, ống quần buộc chặt vào động mạch phía trên vết thương (hướng gần tim) (Hình 36.1b). Thời gian giữ chặt trung bình từ 15 đến 30 phút sau khi vết thương đã tạm thời được cầm máu.
- Bước 3: Sát trùng vết thương và băng bó.
Nếu vết thương nhỏ: Dùng miếng dán vết thương dán kín chỗ bị thương.
Nếu vết thương chảy nhiều máu: Đặt miếng gạc hoặc vải dày ngay vị trí sát vết thương về phía gần tim, dùng dây garo (hoặc dây cao su, dây vải) buộc chặt đủ để cầm máu (Hình 36.1c). Bước 4: Theo dõi tình trạng vết thương.
Nếu vết thương nhỏ, tiếp tục theo dõi tình trạng vết thương sau khi băng.
Nếu vết thương chảy nhiều máu, cần đưa người bị nạn đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Luyện tập: Sau khi thực hành băng bó vết thương, hãy thảo luận với bạn trong nhóm và trả lời câu hỏi: Vì sao khi bị thương và chảy nhiều máu ở cánh tay, cần dùng dây garo buộc chặt ở vị trí sát vết thương về phía gần tim?
Giải chi tiết:
Khi bị thương và chảy nhiều máu ở cánh tay, cần dùng dây garo buộc sát vết thương về phía gần tim để ngừng dòng máu chảy ra. Việc này giúp tắc nghẽn mạch máu, giảm mất máu và bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng sốc do mất máu. Dây garo buộc ở vị trí này giúp kiểm soát tình hình mà không làm ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể.
Đo huyết áp
Việc tự đo huyết áp định kì tại nhà là rất cần thiết trong việc phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh để theo dõi và điều trị. Đo huyết áp chỉ thực hiện được khi có dụng cụ đo, có nhiều loại dụng cụ đo huyết áp như: máy đo huyết áp điện tử, máy đo huyết áp cơ, ...
Đo huyết áp bằng máy đo huyết áp điện tử: Đây là loại máy đo chạy bằng pin, dễ thực hiện. Sau đây là các bước đo huyết áp bắp tay được thực hiện bằng máy đo huyết áp điện tử:
- Bước 1: Kiểm tra pin theo hướng dẫn.
- Bước 2: Lắp vòng bít vào bắp tay, mở vòng bít theo hình vòng tròn và luồn vào bắp tay sao cho mép dưới của vòng bít sát khuỷu tay.
- Bước 3: Xiết vòng bít vào bắp tay nhưng không quá chặt, khoảng cách vừa hai ngón tay.
- Bước 4: Bấm nút khởi động, vòng bít sẽ tự động bơm đúng áp suất đo và xả hơi khi đo xong.
- Bước 5: Đọc kết quả tự động hiện trên màn hình máy đo.
Lưu ý: Có nhiều loại máy đo huyết áp, tuỳ vào từng loại máy mà nhà sản xuất thường có hướng dẫn cách đo khác nhau. Cần tuân theo hướng dẫn để đảm bảo kết quả đo chính xác và bảo quản máy đo tốt nhất.
Bình luận