Giải bài 37 hóa học 8: Axit Bazơ Muối
Chúng ta có những chất như thế nào ? Có công thức hóa học tên gọi ra sao ? Được phân loại như thế nào ? Để biết chi tiết hơn, Tech12h xin chia sẻ với các bạn bài 37: Axit - Bazơ - Muối . Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. LÝ THUYẾT
1. Axit
Khái niệm:
- Phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng kim loại.
Công thức hóa học: gồm một hay nhiều nguyên tử H với gốc axit.
Phân loại:
- Axit có oxi : H2SO4,…
- Axit không có oxi: HCl,…
Tên gọi:
- Axit có oxi: axit + tên phi kim + hidric.
- Axit có nhiều nguyên tử oxi: axit + tên phi kim + ic
2. Bazơ
Khái niệm:
- Phân tử bazơ có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH)
Công thức hóa học: gồm một nguyên tử kim loại (M) liên kết với một hay nhiều nhóm (-OH).
Tên gọi: Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hidroxit.
Phân loại:
- Bazo tan trong nước
- Bazo không tan trong nước.
Ví dụ: NaOH – Natri hidroxit
3. Muối
Khái niệm:
- Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit.
Công thức hóa học: kim loại và gốc axit.
Tên gọi: Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit.
Phân loại:
- Muối trung hòa.
- Muối axit
Ví dụ: NaCl – Natriclorua
Bình luận