Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 8 bài 38: Bài luyện tập 7 (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 8 bài 38: Bài luyện tập 7 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Cho CaO + $H_{2}SO_{4}$ → $CaSO_{4}$ + $H_{2}O$. Biết mCaO = 0,56g. Tính $mCaSO_{4}$

  • A.13,6 g
  • B.0,136 g
  • C.1,36 g
  • D.2,45 g

Câu 2: Kim loại không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

  • A.Na
  • B.Ca
  • C.Ba
  • D.Fe

Câu 3: Tên gọi của muối $KHSO_{4}$ là:

  • A.Kali sunfat
  • B.Kali sunfurơ
  • C.Kali hiđrosunfat
  • D.Kali hiđrosunfuric

Câu 4: Dung dịch nào làm quỳ hóa đỏ

  • A.Dung dịch muối
  • B.Dung dịch Bazơ
  • C.Dung dịch axit
  • D.Nước

Câu 5: Những kim loại nào tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường:

  • A.Na, Mg
  • B.Al, Fe
  • C.Zn, Na
  • D.Li, K

Câu 6: Phản ứng của kim loại với nước gọi là phản ứng gì?

  • A.Phản ứng cháy
  • B.Phản ứng thế
  • C.Phản ứng hóa hợp
  • D.Phản ứng nhiệt phân

Câu 7: Cho 6,2 gam $Na_{2}O$ vào nước. Khối lượng NaOH thu được là bao nhiêu gam?

  • A.4 gam
  • B.8 gam
  • C.23 gam
  • D.16 gam

Câu 8: Hòa tan 21,3 gam P2O5 vào nước dư, thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam chất tan?

  • A. 19,2 gam.
  • B. 29,4 gam.
  • C. 15,5 gam.
  • D. 32,2 gam.

Câu 9: Cho 4,6 gam Na tác dụng hoàn toàn với nước. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là

  • A. 3,36 lít.
  • B. 2,24 lít.
  • C. 4,48 lít.
  • D. 5,6 lít.

Câu 10: Cho mẩu Na kim loại vào cốc nước có nhỏ sẵn vài giọt quỳ tím, có hiện tượng gì xảy ra?​

  • A. Có khí thoát ra, dung dịch từ không màu chuyển thành màu đỏ.
  • B. Dung dịch từ không màu chuyển thành màu xanh.
  • C. Dung dịch chuyển thành màu đỏ.
  • D. Mẩu Na tan dần, có khí thoát ra, dung dịch từ không màu chuyển thành màu xanh.

Câu 11: Chất nào dưới đây là muối?​

  • A. K2O.
  • B. HCl.
  • C. K2SO4.
  • D. H2SO4.

Câu 12: Công thức hóa học của hợp chất X là Zn(NO3)2. Tên gọi của X là

  • A. Kẽm nitric.
  • B. Kẽm nitrit.
  • C. Kẽm nitro.
  • D. Kẽm nitrat.

Câu 13: Trong phân tử hợp chất nào dưới đây có hai nhóm –OH ?

  • A. Natri hidroxit.
  • B. Kali hidroxit.
  • C. Đồng (II) hiđroxit.
  • D. Sắt (III) hidroxit.

Câu 14: Cho các phát biểu sau

  • NaOH có tên gọi là natri hiđroxyl.
  • Bazơ tan trong nước gọi là kiềm.
  • Mg(OH)2 là bazơ không tan trong nước.
  • Axit sunfuric có công thức hóa học là H2S.

Số phát biểu đúng là

  • A. 4.
  • B. 1.
  • C. 2.
  • D. 3.

Câu 15: Nước tác dụng với một số oxit axit tạo dung dịch có khả năng làm chuyển màu quỳ tím thành màu

  • A. đỏ.
  • B. xanh.
  • C. đen.
  • D. tím.

Câu 16: Công thức hóa học của nước là

  • A. H2O.
  • B. HO.
  • C. HO2.
  • D. O2H.

Câu 17: Nước tác dụng với nhiều oxit axit tạo ra

  • A. Bazơ.
  • B. Muối.
  • C. Axit.
  • D. Kiềm.

Câu 18: Cho 12,4 gam natri oxit tác dụng hết với nước. Khối lượng natri hiđroxit thu được là

  • A. 24 gam.
  • B. 16 gam.
  • C. 32 gam.
  • D. 10 gam.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác