Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 CTST: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9 CTST: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu

      Từ Đạt ở Khoái Châu, lên làm quan tại thành Đông Quan thuê nhà ở cạnh cầu Đồng Xuân, láng giềng với nhà quan Thiêm thư là Phùng Lập Ngôn. Phùng giầu mà Từ nghèo; Phùng xa hoa mà Từ tiết kiệm; Phùng chuộng dễ dãi mà Từ thì giữ lễ. Lề thói hai nhà đại khái không giống nhau. Song cũng lấy nghĩa mà chơi bời đi lại với nhau rất thân, coi nhau như anh em vậy. Phùng có người con trai là Trọng Quỳ, Từ có người con gái là Nhị Khanh, gái sắc trai tài, tuổi cũng suýt soát. Hai người thường gặp nhau trong những bữa tiệc, mến vì tài, yêu vì sắc, cũng có ý muốn kết duyên Châu Trần. Cha mẹ đôi bên cũng vui lòng ưng cho, nhân chọn ngày mối lái, định kỳ cưới hỏi. Nhị Khanh tuy hãy còn nhỏ, nhưng sau khi về nhà họ Phùng, khéo biết cư xử với họ hàng, rất hòa mục và thờ chồng rất cung thuận, người ta đều khen là người nội trợ hiền. Trọng Quỳ lớn lên, dần sinh ra chơi bời lêu lổng; Nhị Khanh thường vẫn phải can ngăn. Chàng tuy không nghe nhưng cũng rất kính trọng. Năm chàng 20 tuổi, nhờ phụ ấm được bổ làm một chức ở phủ Kiến Hưng. Gặp khi vùng Nghệ An có giặc, triều đình xuống chiếu kén một viên quan giỏi bổ vào cai trị. Đình thần ghét Lập Ngôn tính hay nói thẳng, ý muốn làm hại, bèn hùa nhau tiến cử. Khi sắc đi phó nhậm, Phùng Lập Ngôn bảo Nhị Khanh rằng: 

      - Đường sá xa xăm, ta không muốn đem đàn bà con gái đi theo, vậy con nên tạm ở quê nhà. Đợi khi sông bằng nước phẳng, vợ chồng con cái sẽ lại cùng nhau tương kiến.

(Trích Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Hội Nhà văn, 2018, tr.14-15)

Câu 1 (0.5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0.5 điểm). Trong câu văn “Phùng giầu mà Từ nghèo; Phùng xa hoa mà Từ tiết kiệm” tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 3 (1.0 điểm). Theo đoạn trích, Nhị Khanh có cách ứng xử như thế nào để được khen là người nội trợ hiền?

Câu 4 (1.0 điểm). Việc Nhị Khanh thường can ngăn Trọng Quỳ khi chàng chơi bời lêu lổng cho thấy nàng là người vợ như thế nào?

Câu 5 (1.0 điểm). Qua nhân vật Nhị Khanh, em hãy nêu suy nghĩ của mình về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm). Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của nhân vật Nhị Khanh trong văn bản trên.

Câu 2 (4.0 điểm). Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ về quan điểm sống “xanh” và ý nghĩa của nó.

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA  GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Câu 1

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.

Câu 2

- Trong câu "Phùng giầu mà Từ nghèo; Phùng xa hoa mà Từ tiết kiệm" - Tác giả sử dụng phép tương phản/đối lập để làm nổi bật sự khác biệt giữa hai nhân vật Phùng Lập Ngôn và Từ Đạt.

Câu 3

- Theo đoạn trích, Nhị Khanh được khen là người nội trợ hiền nhờ:

+ Biết cư xử hòa hợp với họ hàng nhà chồng.

+ Thờ chồng rất cung thuận (chu đáo, kính trọng).

+ Khéo léo trong ứng xử, dù còn nhỏ tuổi nhưng đã thể hiện được vai trò của một người vợ tốt.

Câu 4

- Việc Nhị Khanh thường can ngăn Trọng Quỳ khi chàng chơi bời lêu lổng cho thấy nàng là người vợ:

+ Có trách nhiệm với và ý thức xây dựng hạnh phúc gia đình.

+ Quan tâm đến chồng.

+ Muốn giúp chồng sửa đổi, trở nên tốt đẹp hơn.

+ Thể hiện sự chín chắn và tình yêu thương chân thành.

Câu 5

- Suy nghĩ về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam:

+ Dịu dàng, nhân hậu.

+ Đảm đang, tháo vát.

+ Thương chồng, thương con, giàu đức hi sinh.

+ Luôn có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc.

+ ….

 

B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Đáp án

Câu 1: 

HS trình bày cảm nhận dựa trên suy nghĩ của mình song cần đảm bảo các ý sau:

- Hình thức:

+ Đúng độ dài 200 từ.

+ Đảm bảo bố cục 3 phần.

+ Không sai chính tả, lặp từ….

- Nội dung

- Giới thiệu về hoàn cảnh sống và xuất thân của nhân vật...

- Phân tích vẻ đẹp toàn diện của Nhị Khanh: 

+ Xinh đẹp, tài năng, được gia đình hai bên yêu mến.

+  Trình bày được các biểu hiện của tình yêu thương chồng con, khéo léo trong ứng xử, có trách nhiệm với gia đình và tình yêu chân thành dành cho chồng (phân tích được các dẫn chứng).

  • Can ngăn chồng khi chồng chơi bời lêu lổng, kiên nhẫn, không nản lòng dù chồng không nghe.
  • Biết cư xử hài hòa với họ hàng nhà chồng, Được mọi người khen ngợi là nội trợ hiền.
  • ….

- Nhị Khanh là biểu tượng của vẻ đẹp toàn diện, góp phần khẳng định giá trị của người phụ nữ Việt Nam.

Câu 2. 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

- Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ về quan điểm sống “xanh” và ý nghĩa của nó.

Hướng dẫn chấm: 

- HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.25 điểm.

- HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0 điểm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

* Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lối sống xanh của con người hiện nay.

* Thân bài:

- Giải thích, nêu biểu hiện:

+ Sống xanh là một cách tiếp cận thân thiện với môi trường, hòa mình vào sự hài hòa của tự nhiên….

+ Biểu hiện: sử dụng các sản phẩm có khả năng tái chế hoặc thân thiện với môi trường, chọn lựa thực phẩm và lối sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người mà không gây tổn thương cho môi trường

- Bàn luận: (kèm dẫn chứng)

+ Lối sống xanh là lối sống đúng đắn, tích cực

+ Vì lối sống xanh mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho môi trường mà còn cho sức khỏe và tinh thần của chúng ta…

+ Nếu chúng ta không chọn lối sống xanh, thì trong không xa, hành tinh của chúng ta sẽ trở thành một bãi rác khổng lồ.

- Bài học: thực hiện lối sống xanh bằng các biện pháp

+ Tiết kiệm năng lượng, sử dụng các sản phẩm dễ tái chế và thân thiện với môi trường, giảm thiểu việc sử dụng các hóa chất có hại.

+ Lựa chọn thực phẩm hữu cơ và hạn chế lãng phí thức ăn.

* Kết bài: kết thúc vấn đề nghị luận. 

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3.0 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2.0 điểm – 2.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 1.0 - 1.5 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

- Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo, Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác