Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 CTST: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 CTST: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

\ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

“Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

Câu 1 (0.5 điểm): Dấu hai chấm cuối dòng thơ thứ ba của khổ thơ trên có tác dụng gì?

Câu 2 (1.0 điểm): Câu thơ cuối của khổ thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Có thể hiểu như thế nào?

Câu 3 (0.5 điểm): Nêu ý nghĩa của hình ảnh "trái tim" trong việc thể hiện vẻ đẹp người lính lái xe.

Câu 4 (2.0 điểm): Phân tích biện pháp tu từ của khổ thơ trên.

  1. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ phát biểu cảm nhận của anh chị về tinh thần yêu nước được thể hiện trong đoạn thơ trên.

Câu 2 (4.0 điểm): Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

“Nếu là con chim, chiếc lá

Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Hãy viết bài văn khoảng 600 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về quan niệm “vay”, “trả”, “cho đi” – “nhận lại” trong cuộc sống.

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Câu 1

  •  Dấu hai chấm cuối dòng thơ thứ ba của khổ thơ trên có tác dụng giải thích cho nội dung của dòng thơ thứ hai trước đó.

Câu 2

  • Câu thơ cuối của khổ thơ trên sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở hình ảnh "trái tim".

+ Từ “Trái tim” trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu theo nghĩa chuyển:

  • Chỉ người lính lái xe.

  • Chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Câu 3

  • Ý nghĩa của hình ảnh "trái tim" trong việc thể hiện vẻ đẹp người lính lái xe là:

+ Hình ảnh trái tim được hiểu theo nghĩa ẩn dụ và hoán dụ: trái tim tượng trưng cho tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ cao đẹp thiêng liêng: tất cả vì miền Nam thân yêu, trái tim chứa đựng bản lĩnh, chất ngang tàng, lòng dũng cảm cùng tinh thần lạc quan vào ngày thống nhất.

+ Trái tim trở thành nhãn tự toàn bài thơ, hội tụ tất cả vẻ đẹp của tinh thần, ý chí của người lính lái xe cũng như để lại cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc.

+ Trái tim thay thế cho tất cả những thiếu thốn trên xe “không kính, không đèn, không mui”, hợp nhất với tinh thần, ý chí của người lính lái xe không gì có thể ngăn cản, tàn phá được.

Câu 4

  • Biện pháp tu từ được sử dụng ở khổ thơ trên là: điệp ngữ và hoán dụ.

  • Biện pháp tu từ điệp ngữ: điệp từ không có 3 lần để nhấn mạnh thêm tính chất khốc liệt của chiến tranh làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi tưởng chừng như chiếc xe không thể chạy được nữa.

Biện pháp tu từ hoán dụ: Lấy bộ phận để gọi toàn thể: "trái tim" chỉ người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: "trái tim" chỉ tình yêu Tổ quốc lớn lao, như máu thịt, như mẹ cha, như vợ, như chồng... chỉ khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của người lính.

B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Câu 1:

HS trình bày cảm nhận dựa trên suy nghĩ của mình song cần đảm bảo các ý sau:

  • Hình thức:

+ Đúng độ dài 200 từ.

+ Đảm bảo bố cục 3 phần.

+ Không sai chính tả, lặp từ….

  • Nội dung

+ Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, dưới đây là một số gợi ý:

  • Giới thiệu về bài thơ cũng như tinh thần “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của thế hệ trẻ Việt Nam.

  • Những chặng đường hành quân gian khổ, sự thiếu thốn về khí tài quân sự không làm những người lính chùn bước. Họ đã cống hiến tất cả tuổi trẻ, thanh xuân cho tổ quốc….

+ Sắp xếp hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục đoạn văn.

Câu 2: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. 

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Suy nghĩ của anh chị về quan niệm “vay”, “trả”, “cho đi” – “nhận lại” trong cuộc sống. 

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.5 điểm.

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0 điểm.

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Giới thiệu đoạn thơ và vấn đề nghị luận: suy nghĩ về quan niệm “vay”, “trả”, “cho đi” – “nhận lại” trong cuộc sống.

  • Triển khi vấn đề nghị luận:

  • Giải thích:

+ Vay là gì?

+ Trả là gì?

+ Cho đi là gì?

+ Nhận lại là gì?

  • Cuộc sống của con người không phải lúc nào cũng chỉ có “nhận” chỉ có “vay” đôi khi sự “cho đi” cũng chính là một cách để chúng ta nhận lại gấp nhiều lần như thế.

Bàn luận:

  • Ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn vì:

+ Vay – trả, cho đi – nhận lại tạo nên sự cân bằng cho cuộc sống. Không phải lúc nào cũng chỉ có nhận mà không biết trao đi….

+ Trên thực tế cuộc sống cũng vậy: Một mối quan hệ sẽ không thể bền vững được nếu chỉ có một người trao đi, còn một người mãi mãi chỉ biết nhận lại…. 

+ Và chúng ta muốn xây dựng cuộc sống, các mối quan hệ trở nên tốt đẹp cần phải học cách cho đi và nhận lại…..

  • Liên hệ thực tế bản thân

+ Chúng ta cần phải làm gì: Trong mối quan hệ bạn bè, gia đình cần phải biết cách san sẻ, giúp đỡ….

+ Rộng ra là toàn xã hội, chúng ta tích cực làm việc tốt giúp đời cũng chính là khiến cho cuộc sống của chính mình trở nên tốt đẹp hơn.

  • Mở rộng vấn đề

+ Phê phán một bộ phận nhỏ những người sống ích kỉ, lối sống cá nhân không bao giờ biết quan tâm đến người khác.

+ Cho đi nhận lại chính là cách để chúng ta hướng đến những điều tốt đẹp, ý nghĩa nhân văn trong cuộc sống.

  • Khẳng định lại quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân:

+ Hiểu tầm quan trọng của sống cho đi và nhận lại.

+ Nêu cao ý thức sống vì mình và vì mọi người.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1 điểm – 1.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo, Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác