Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 9 CTST: Đề tham khảo số 4
Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 9 CTST: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
TÔI TỰ HỌC
(Nguyễn Duy Cần)
Mục đích của sự học là gì? Học để mưu cầu hạnh phúc, nghĩa là làm cho mình ngày càng mới, càng cao, càng rộng,... Học là để gia tăng sự hiểu biết của mình, mở rộng tâm hồn của mình bằng cách thu nhận sự hiểu biết cùng những kinh nghiệm của người khác. Cũng giống như một đứa trẻ mới sinh nặng chưa đầy ba kí, thế mà ngày càng lớn đến năm, sáu chục kí trong khoảng vài mươi năm sau, phải chăng nhờ rút lấy không khí, đồ ăn, đồ uống,... mà tiến từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh, nghĩa là càng ngày càng mới, càng cao, càng lớn. Bởi vậy tôi cho rằng học cũng như ăn.
Ăn mà không tiêu thì có hại cho sức khỏe. Học mà không hóa thì có hại cho tinh thần. Cỏ con cừu ăn mà được tiêu, sẽ không còn là cỏ nữa mà là bộ lông mướt đẹp của nó. Dâu con tằm ăn mà được tiêu, sẽ không còn là dâu nữa mà là sợi tơ mịn màng tươi tốt của nó. Người có học thức là người đã thần hóa những cái học của mình. Bởi vậy dường như họ không biết gì cả mà không có cái gì là không biết.
Học mà đến mức quên hết cả sách vở của mình đã học thì cái học ấy mới là “nhập diệu”. Một điều gì học mà mình còn cố nhớ là nó chưa được nhập vào tâm. Chỉ khi nào mình không cần nhớ mà nó vẫn tự nhiên hiển hiện trong tâm trí thì cái học ấy mới gọi là đã được tiêu hóa. Người học đánh máy chữ mà còn để ý tìm từng con chữ, cố nhớ vị trí của từng con chữ là người đánh máy chưa tinh. Người học đi xe đạp mà còn cố để ý đến bàn đạp, cách đạp là người đi xe đạp chưa thạo. Tôi nhớ lúc còn nhỏ, gần đến ngày thi, tôi băn khoăn nói với cha: “Sao con học nhiều thế mà nay dường như không còn nhớ gì cả. Lòng con như quên hết, không biết lúc thi có nhớ được gì không? Con sợ quá!”. Cha tôi cười bảo: “Đấy là con học đã chín muồi rồi. Quên tức là nhớ nhiều rồi đó. Con hãy yên tâm...”. Thật đúng như lời cha, đến ngày thi, giám khảo hỏi đâu, tôi trả lời liền đó một cách rõ ràng hết sức.
Và Herriot cũng từng nói: “Học thức là cái còn lại khi mình đã quên tất cả”. Đó chính là cái diệu pháp của phép học.
(Trích, Tôi tự học, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2022, tr.29-30)
Câu 1 (0.5 điểm): Văn bản bàn về vấn đề gì?
Câu 2 (0.5 điểm): Từ “diệu pháp” trong câu cuối của văn bản có nghĩa là gì?
Câu 3 (1.0 điểm): Các câu sau có mối liên hệ như thế nào với luận điểm của văn bản?
“Cỏ con cừu ăn mà được tiêu, sẽ không còn là cỏ nữa mà là bộ lông mướt đẹp của nó. Dâu con tằm ăn mà được tiêu, sẽ không còn là dâu nữa mà là sợi tơ mịn màng tươi tốt của nó.”
Câu 4 (1.0 điểm): Một số yếu tố miêu tả (một đứa trẻ mới sinh, bộ lông của cừu, sợi tơ của tằm,...) và tự sự (cuộc trò chuyện với người cha) được sử dụng trong văn bản có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện nội dung nghị luận của văn bản?
Câu 5 (1.0 điểm): Anh/chị tâm đắc nhất với mục đích nào của sự học mà tác giả đề cập ở phần đầu văn bản? Vì sao?
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ cảm xúc của chủ thể trữ tình trong văn bản sau:
Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh
Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây
Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh
Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây
Anh yêu em như anh yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn.
(Nhớ, Nguyễn Đình Thi, Tuyển tác phẩm văn học, Nhà in Bộ LĐTBXH, 2001)
Câu 2 (4.0 điểm): Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, kết hợp những hiểu biết của bản thân, hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) bàn về ý nghĩa của việc tự học.
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm)
Câu | Đáp án |
Câu 1 | Văn bản bàn về việc học/ mục đích, yêu cầu của việc học. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0.5 điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm. |
Câu 2 | Nghĩa của từ “diệu pháp” trong câu cuối của văn bản: Phương pháp/ cách thức kì diệu của việc học. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0.5 điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm |
Câu 3 | Hai câu văn là những bằng chứng minh họa gần gũi, tiêu biểu, góp phần làm sáng tỏ khía cạnh luận điểm của văn bản: học phải thật nhuần nhuyễn, phải biến tri thức học được thành “tài sản” có giá trị của mình. |
Câu 4 | Tác dụng của một số yếu tố miêu tả (một đứa trẻ mới sinh, bộ lông của cừu, sợi tơ của tằm,...) và tự sự (cuộc trò chuyện với người cha): góp phần làm rõ luận điểm, giúp cho nội dung nghị luận trở nên sinh động, rõ ràng, làm tăng tính thuyết phục của văn bản. |
Câu 5 | HS có thể đưa ra câu trả lời khác nhau (để phát triển bản thân/ mở rộng hiểu biết/ bồi dưỡng tâm hồn...) và có lí giải phù hợp. Gợi ý: Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học là để bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy trong ta những khát vọng cao đẹp, làm cho bản thân “ngày càng mới, càng cao, càng rộng”; và khi khát vọng được thắp lên, con người sẽ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, nỗ lực nhiều hơn để vươn đến thành công... Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 - 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Chấp nhận những câu trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, hợp lí. |
B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)
Đáp án |
Câu 1: HS trình bày cảm nhận dựa trên suy nghĩ của mình. Sau đây là đáp án gợi mở:
+ Đúng độ dài 200 từ. + Đảm bảo bố cục 3 phần. + Không sai chính tả, lặp từ…. - Nội dung: Trong đoạn thơ Nhớ của Nguyễn Đình Thi, cảm xúc của chủ thể trữ tình dạt dào, mãnh liệt và sâu lắng. Đó là nỗi nhớ gắn bó chặt chẽ với tình yêu đôi lứa và tình yêu đất nước, hòa quyện trong từng hình ảnh thơ đầy xúc động. Hình ảnh “ngôi sao” và “ngọn lửa” trong câu mở đầu không chỉ là biểu tượng của ánh sáng dẫn đường mà còn gợi nhắc nỗi nhớ da diết, âm thầm. Sự lấp lánh của sao và sự ấm áp của ngọn lửa như chính tình cảm mà người chiến sĩ dành cho quê hương và người mình yêu, vừa thiêng liêng, vừa gần gũi. Đặc biệt, câu thơ “Anh yêu em như anh yêu đất nước” khẳng định tình yêu ấy không chỉ là tình cảm cá nhân mà còn mở rộng thành tình yêu với tổ quốc – một tình yêu sâu nặng, bền bỉ và cao cả. Nỗi nhớ ấy theo chân người lính trên mọi bước đường, trở thành động lực giúp họ vượt qua những vất vả và gian lao. Qua đoạn thơ, Nguyễn Đình Thi đã khắc họa thành công cảm xúc mãnh liệt, vừa riêng tư vừa rộng lớn, của chủ thể trữ tình trong thời kỳ chiến tranh. |
Câu 2:
Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. |
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về ý nghĩa của việc tự học. Hướng dẫn chấm:
|
HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. - Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: - Tự học giúp chúng ta ghi nhớ lâu và áp dụng hiệu quả kiến thức đã học trong cuộc sống thực tế. - Tự học còn đánh thức tiềm năng sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của con người, khiến chúng ta trở nên năng động và độc lập hơn, giúp chúng ta tự quản lý thời gian và công việc một cách khoa h - Ngoài ra, tự học cũng là một quá trình đầy kiên trì và sự nỗ lực. Những người biết tự học thường phát triển một tinh thần kiên nhẫn và quyết tâm mạnh mẽ. Chính sự học hỏi và tự phát triển này giúp họ trau dồi tri thức và nhân cách... Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1 điểm – 1.75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm. |
d. Chính tả, ngữ pháp - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. - Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
Đề thi Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 9
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận