Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 CTST: Đề tham khảo số 5
Trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 CTST: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
SÔNG BẠCH ĐẰNG LỊCH SỬ
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
(Bạch Đằng thuở trước máu còn loang)
Giang Văn Minh (1573-1638)
Sông Bạch Đằng là con sông nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Sông có “tên hiệu” là sông Vân Cử và tên “dân dã” là sông Rừng. Người Quảng Yên trước đây từng lưu truyền câu “Con ơi, nhớ lấy lời cha / Gió nồm, nước rặc chớ qua sông Rừng” để nói lên sự hiểm yếu của con sông này.
Cha ông ta xưa kia hiểu rất rõ “thủy chế” của sông Bạch Đằng dưới tác động của thủy triều, nên đã vận dụng vào những trận chiến bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi kẻ thủ ở nơi cửa ngõ này. Sông đã ba lần lập chiến công, là mồ chôn quân giặc từ phương Bắc tới.
1. Trận Bạch Đằng năm 938
Năm 938, vua Nam Hán là Lưu Nghiễm phong cho con là Lưu Hoằng Tháo thống lĩnh hai vạn quân, tiến vào cửa sông Bạch Đằng, đánh chiếm nước ta.
Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi thủy triều lên, bãi cọc không bị lộ.
Quân Nam Hán tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân rút lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, quân ta đổ ra đánh. Nhiều thuyền chiến lớn của quân Nam Hán bị mắc cạn và bị cọc đâm thủng. Lúc ấy Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ.
2. Trận Bạch Đằng năm 981
Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con là Đinh Liễn bị ám hại. Nhân khi Đại Cồ Việt có nội loạn, mùa thu năm 980, nhà Tống đem quân chia làm hai đạo tiến vào theo đường bộ và đường thủy. Cánh quân thủy do Hầu Nhân Bảo chỉ huy tiến vào cửa sông Bạch Đằng.
Ngày 28-4-981, trận quyết chiến diễn ra trên sông. Lê Hoàn cho một cánh quân ra khiêu chiến với Hầu Nhân Bảo, giả thua nhử quân địch đuổi theo. Khi đoàn chiến thuyền của Hầu Nhân Bảo lọt vào trận địa mai phục, Lê Hoàn tung quân từ khắp các ngả tấn công quân Tống. Hầu Nhân Bảo bị giết chết trong cuộc hỗn chiến. Đám tàn quân hoảng sợ vội tháo lui ra biển. Nghe tin thất trận, các đạo quân Tống hoảng sợ rút lui, bị quân Đại Cồ Việt truy kích tiêu diệt quá nửa.
3. Trận Bạch Đằng năm 1288
Năm 1287, nhà Nguyên mở cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba, nhưng chỉ chiếm được kinh thành Thăng Long không một bóng người. Đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ bị thủy quân Trần do Trần Khánh Dư chỉ huy đánh tan trong trận Vân Đồn. Trước tình thế bất lợi, quân Nguyên định tổ chức rút về Trung Quốc theo các hướng khác nhau.
Trần Hưng Đạo chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng. Các cây gỗ lim, gỗ táu đốn từ trên rừng được kéo về bến sông, tại dây cây được đẽo nhọn và cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển, chỉ để trống sông Đá Bạc cho quân Nguyên kéo vào.
Nhân lúc nước lớn, Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng. Thủy quân Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mã Nhi trúng kế thúc quân đuổi theo, tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc. Quân Trần đợi cho thủy triều xuống, nhất loạt quay thuyền lại đánh thẳng vào đội hình địch. Quân Nguyên hoảng loạn, bỏ thuyền lên bờ tìm đường chạy trốn, nhưng lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần.
Hơn 4 vạn quân Nguyên bị loại khỏi vòng chiến, nhiều tướng Nguyên trong đó có Ô Mã Nhi bị bắt sống. Trận đại thắng trên sông Bạch Đằng của Trần Hưng Đạo được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.
Gắn liền với những chiến thắng oanh liệt của dân tộc, sông Bạch Đằng xứng đáng được vinh danh trong bảng vàng lịch sử. Năm 1835, vua Minh Mạng cho đúc Cửu đỉnh đặt ở Thái Miếu trong kinh thành Huế. Nhà vua đã - cho chạm chín dòng sông tiêu biểu của Việt Nam lên Cửu đình, gồm các sông Bến Nghé, sông Hương, sông Gianh, sông Mã, sông Lô, Bạch Đằng, Thạch Hãn, sông Lam, sông Hồng. Trong đó sông Bạch Đằng được khắc lên Nghị định.
(Nguyễn Như Mai, Nguyễn Huy Thắng, Nguyễn Quốc Tín, Dạt dào sông nước, NXB Kim Đồng, 2015)
Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên? Đề tài chính của văn bản trên là gì? Việc đưa nội dung ba trận chiến trên sông Bạch Đằng nhằm làm nổi bật thông tin nào về dòng sông?
Câu 2 (0.5 điểm): Có thể chia bố cục văn bản như thế nào? Bố cục có quan hệ như thế nào với nhan đề?
Câu 3 (0.5 điểm): Cách trình bày dữ liệu và thông tin được thể hiện theo cấu trúc nào? Nhận xét về hiệu quả của cách trình bày đó.
Câu 4 (2.0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 10 – 12 câu, bàn luận về câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của vịnh Hạ Long trong đoạn thơ sau:
Thu về với vịnh Hạ Long
Nắng vàng buông xuống dưới lòng biển sâu
Sóng xanh biêng biếc một màu
Trập trùng đảo ngọc cùng nhau xếp hàng.
Thiên cung đẹp đến ngỡ ngàng
Thập phương du khách xốn xang trong lòng.
Mây chiều cũng thật xanh trong
Heo may uốn lượn chòng chành tóc bay
Thiên nhiên ban tặng nơi đây
Kì quan thế giới tràn đầy yêu thương.
(Hạ Long chiều thu – Đặng Minh Mai)
Câu 2 (4.0 điểm): Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày quan điểm về vấn đề giới trẻ với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm)
Câu | Đáp án |
Câu 1 | - Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh.
|
Câu 2 | - Bố cục: + Giới thiệu về các cây cầu bắc qua sông Hồng. + Thuyết minh về ba cây cầu: Long Biên, Thăng Long và Chương Dương. - Mối quan hệ với nhan đề: Bố cục của văn bản đều hướng về nhan đề Các cây cầu bắc qua sông Hồng Hà Nội. |
Câu 3 | - Cấu trúc: Ý chính – Thông tin chi tiết + Ý chính: Giới thiệu về các cây cầu bắc qua sông Hồng và các phương tiện lưu thông chính từ xưa đến nay + Thông tin chi tiết: Thuyết minh về ba cây cầu bắc qua sông - Nhận xét: Cấu trúc dễ theo dõi, rõ ràng đi vào trọng tâm chính của vấn đề |
Câu 4 | - “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”… Đó là 2 câu đầu của bài thơ lục bát “Lịch sử nước ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1942. - Qua 2 câu thơ trên: Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn chúng ta trân trọng, học và hiểu về lịch sử nước nhà để: + Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước. + Biết và hiểu được quá trình lao động, dựng nước và giữ nước của cha ông. Từ đó, hình thành ở chúng ta lòng biết ơn tổ tiên; trân trọng những gì mình đang có; ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp mà cha ông để lại. |
B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)
Đáp án |
Câu 1: HS trình bày cảm nhận dựa trên suy nghĩ của mình song cần đảm bảo các ý sau:
+ Đúng độ dài 200 từ. + Đảm bảo bố cục 3 phần. + Không sai chính tả, lặp từ….
Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, dưới đây là một số gợi ý: Vẻ đẹp vịnh Hạ Long lúc chiều thu được miêu tả qua: + Ánh nắng vàng bao trùm mặt biển + Màu xanh của sóng biển + Các hòn đảo trập trùng trên mặt biển + Bầu trời xanh với những đám mây trắng + Làn gió thoang thoảng trên biển tạo một không khí trong lành, dễ chịu → Bức tranh thiên nhiên Hạ Long nhiều màu sắc màu vàng, màu xanh, màu trắng. Vẻ đẹp của các hòn đảo và không khí nơi đây đã thu hút nhiều khách du lịch. Đó là vẻ đẹp, nét độc đáo đến từ cảnh quan nơi đây mà khó chỗ nào có được. - Sắp xếp hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục đoạn văn. |
Câu 2:
Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. |
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày quan điểm về vấn đề giới trẻ với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hướng dẫn chấm:
|
HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:
Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng. Và ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ. II. Thân bài - Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử…. - Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào? - Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt: khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng: các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này. - Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động. - Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. III. Kết bài Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1 điểm – 1.75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm. |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
Đề thi Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo, Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận