Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 CTST: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 CTST: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm

Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?

- Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất

Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc

Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn

Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc

Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng...

Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả

Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn!

Trái cây rơi vào áo người ngắm quả

Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn

Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ

Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn...

...Không ai có thể ngủ yên trong đời chật

(Trích Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?, Chế Lan Viên, NXB Văn học, 2002)

Câu 1 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

Câu 2 (1.0 điểm): Nêu hiệu quả của câu hỏi tu từ trong câu thơ: “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”.

Câu 3 (1.0 điểm): Nhận xét về những nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ trên.

Câu 4 (1.0 điểm): Vì sao tác giả cho rằng: “Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”?

B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ nêu cảm nhận của anh/chị tình cảm của tác giả đối với đất nước được thể hiện trong đoạn trích trên.

Câu 2 (4.0 điểm): Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về giá trị của sự sáng tạo trong cuộc sống.

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)

MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

        A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Câu 1

  • Thi phẩm với những lời thơ nhẹ nhàng thiết tha ca ngợi đất nước, ca ngợi những vị anh hùng cùng những chiến công hiển hách của dân tộc ta, qua đó bộc lộ tình yêu quê hương đất nước lớn lao của thi sĩ tài hoa này.

Câu 2

Thể hiện niềm tự hào, tình yêu tổ quốc, dân tộc sâu sắc, thiêng liêng của tác giả dành cho những năm tháng lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nhờ việc sử dụng câu hỏi tu từ này mà niềm tự hào dân tộc và tình yêu tổ quốc đó mới càng trở nên dạt dào cảm xúc hơn bao giờ hết. Ngoài ra còn giúp tạo giọng điệu hào hùng cho câu thơ.

Câu 3

+ Bài thơ được tác giả viết theo thể thơ tự do, phương thức biểu đạt chính là biểu cảm kết hợp miêu tả và tự sự.

+ Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh sinh động, thể hiện vẻ đẹp của Tổ quốc lúc bấy giờ.

+ Sử dụng câu hỏi tu từ: “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?” nhằm tạo giọng điệu hào hùng cho câu thơ, đồng thời thể hiện niềm tự hào về Tổ quốc của tác giả.

+ Tác giả sử dụng phép liệt kê, kể tên các vị anh hùng dân tộc, các trận chiến mà dân tộc ta đã trải qua nhằm ca ngợi sự anh dũng và những chiến công hiển hách của dân tộc Việt Nam.

Câu 4

Câu thơ như một lời khẳng định, một lời ngợi ca đến kiệt tác Truyện Kiều và đại thi hào Nguyễn Du. Văn hiểu theo nghĩa hẹp là văn chương, bao gồm cái hay của cả nghệ thuật lẫn nội dung. Văn được hiểu rộng ra còn là văn hóa, là giá trị tinh thần đáng tự hào của dân tộc ta. Qua Truyện Kiều, ta có thể hiểu được hồn điệu, khí phách dân tộc, là sự kết tinh của tinh hoa dân tộc, là quốc hồn, quốc túy. Câu thơ của Chế Lan viên ca ngợi giá trị toàn diện của Truyện Kiều, khẳng định vị trí số một của tác phẩm trong lịch sử thi ca Việt Nam.

B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Câu 1:

HS trình bày cảm nhận dựa trên suy nghĩ của mình song cần đảm bảo các ý sau:

  • Hình thức:

+ Đúng độ dài 200 từ.

+ Đảm bảo bố cục 3 phần.

+ Không sai chính tả, lặp từ….

  • Nội dung

+ Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, dưới đây là một số gợi ý:

  • Tình cảm dạt dào dành cho tổ quốc, là niềm tự hào vô bờ khôn xiết dành cho những năm tháng đấu tranh, truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc mình. 

+ Sắp xếp hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục đoạn văn.

Câu 2: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. 

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về giá trị của sự sáng tạo trong cuộc sống.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.5 điểm.

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0 điểm.

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

* Giải thích: Sự sáng tạo là gì?

+ Là quá trình tạo ra cái mới, khám phá ý tưởng mới hoặc phát triển điều gì đó một cách độc đáo.

+ Sáng tạo có thể xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ nghệ thuật, thiết kế, khoa học, kỹ thuật, kinh doanh, cho đến các hoạt động giáo dục và xã hội.

+ Nó thường được liên kết với trí tuệ, khả năng tưởng tượng, sự đổi mới và năng lực thích ứng với môi trường thay đổi. 

* Phân tích, chứng minh: Sự sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

- Đối với bản thân:

+ Giúp rèn luyện tư duy, giúp con người trở nên linh hoạt, nhạy bén hơn trong tất các các vấn đề của đời sống.

+ Tìm ra được những giải pháp hiệu quả, mới mẻ hơn để giải quyết vấn đề.

+ Giúp con người phát hiện ra những tiềm năng trong chính bản thân mình.

+ Giúp cuộc sống của chúng ta trở nên thú vị hơn.

+ Được người khác tôn trọng, quý mến.

- Đối với mọi người, xã hội

+ Giúp XH phát triển, đưa đất nước ngày càng tiến bộ và văn minh hơn.

- Bằng chứng: sự cải tiến về công nghệ (thiết bị điện tử, y khoa, giáo dục…).

- Phản đề: k sáng tạo – có sáng tạo nhưng viển vông, không có tính khả thi – bỏ qua, coi thường những thành tựu, kết quả đã có trước đó

- Bàn luận mở rộng:

+ Luôn cố gắng, rèn luyện sự sáng tạo của bản thân.

+ Khuyến khích sự sáng tạo nhưng không được xa rời thực tế.

Hướng dẫn chấm:

Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1 điểm – 1.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo, Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác