Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 9 CTST: Đề tham khảo số 2
Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 9 CTST: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
VI NHỰA: LẤP ĐẦY TRỜI MÂY, CUỐN THEO CHIỀU GIÓ
(Lê My)
Giống như bụi mịn, vi nhựa đã xâm nhập bầu khí quyển và có lẽ đã bao vây địa cầu.
[...] Giống như bụi mịn, vi nhựa đã xâm nhập bầu khí quyển và có lẽ đã bao vây địa cầu. Chúng là hạt nhựa có kích thước dưới 5mm và thường rơi vào hai dạng sau đây. Thứ nhất, theo thời gian, các vật dụng bằng nhựa như chai nước, túi ni lông và màng bọc thực phẩm phân rã thành những mảnh nhựa nhỏ. Thứ nhì, các "vi sợi" rơi ra khi ta giặt áo quần (loại sợi tổng hợp) và xả nước... ra biển. Sau đó, gió quét qua đất liền và đại dương, thổi vi nhựa vào không khí.
Đến cùng mưa
Năm 2020, Janice Brahney (ĐH Bang Utah, Mỹ) xuất bản một bài báo gây chấn động trên tạp chí Science: khoảng 1.000 tấn vi nhựa "lắng đọng" tại các khu bảo tồn ở miền tây Hoa Kỳ mỗi năm, tương đương hơn 123 triệu chai nhựa.
[...] Nhựa có thể làm trời đổ mưa! Hơi nước vốn không tự nó ngưng tụ thành giọt để tạo thành mây. Nó hình thành xung quanh những hạt nhân ngưng kết, thường là những hạt bụi nhỏ, muối, cát, bồ hóng hoặc tro bụi thải ra do đốt nhiên liệu hóa thạch, cháy rừng, nấu nướng hay núi lửa.
Gần đây, khoa học đã xác nhận rằng vi nhựa cũng có thể làm hạt nhân tạo mây. Nói chung, các đám bụi lơ lửng trên trời, gọi là sol khí, xuất hiện ngày càng nhiều kể từ sau Cách mạng Công nghiệp và chúng tác động lên mọi thứ, từ chất lượng không khí chúng ta hít thở, màu sắc của hoàng hôn, đến số lượng và loại mây. […]
Theo với gió
Việc xác định nguồn gốc của vi nhựa có thể giúp ta hiểu hơn các tác động khí hậu của nó. Natalie Mahowald ở ĐH Cornell (Mỹ) đã thử tìm câu trả lời thông qua mô hình hóa, sử dụng bộ dữ liệu của Janice Brahney, hoàn lưu của khí quyển và những nguồn phát thải nhựa đã biết.
Trên đường sá, lốp xe và phanh bị mài mòn, ném vô số vi nhựa vào không khí.
Bụi nông nghiệp cũng chứa vi nhựa, một phần từ đồ nhựa được sử dụng trên các cánh đồng, một phần do người ta ném quần áo sợi tổng hợp vào máy giặt. Nước thải chảy vào các nhà máy xử lý để tách chất rắn ra khỏi chất lỏng, và khoảng một nửa số chất rắn sinh học sẽ được dùng làm phân bón.
(3) Ngoài đại dương, những đảo rác khổng lồ từ từ phân hủy thành những mảnh siêu nhỏ và nhẹ, sau đó nổi lên bề mặt và bị cuốn vào không khí.
Mô hình của Mahowald kết luận rằng khắp miền tây Hoa Kỳ, vi nhựa đến từ ba nguồn kể trên với tỉ lệ lần lượt là 84%, 5% và 11%. Một số vi nhựa đã được tìm thấy cách xa nguồn giả định đến hàng ngàn cây số. Càng nhỏ, càng nhẹ, chúng sẽ càng ở lâu trên bầu trời.[…]
Nguồn thải vi nhựa vào không khí ở miền tây Hoa Kỳ. Nguồn: Brahney và cộng sự
Làm rối quá trình cô lập carbon
Các hạt vi nhựa không chỉ giải phóng khí nhà kính khi chúng phân hủy, mà còn có thể ức chế một trong những bể hấp thụ carbon quan trọng nhất của thế giới - đáy biển. Trước tiên, chúng ta cần hiểu sơ về "chiếc máy bơm carbon sinh học". Đầu tiên, CO2 từ khí quyển hòa tan vào nước trên bề mặt đại dương. Nhờ quang hợp, thực vật phù du hấp thụ carbon vào cơ thể, trước khi trở thành thức ăn cho động vật phù du và nhượng lại toàn bộ chỗ carbon này.
Ở bước cuối cùng, động vật phù du bài tiết một phần carbon dưới dạng các "viên phân". Sau khi chỗ phân li ti chìm xuống và chạm đáy đại dương, carbon có thể được "tái khoáng hóa" thành đá - ngăn không cho nó thoát trở lại bầu khí quyển. Quá trình này cô lập tới 12 tỉ tấn carbon dưới đáy biển mỗi năm, vào khoảng 1/3 lượng khí thải hàng năm của nhân loại.
Thật không may, vi nhựa can thiệp vào mọi chỗ của quá trình trên. Điều khiến các nhà khoa học lo ngại nhất có lẽ là cách mà vi nhựa cản trở các viên phân chìm xuống biển. Theo bài báo năm 2016 của Matthew Cole, nhà sinh thái học biển tại Phòng thí nghiệm biển Plymouth (Anh), động vật phù du ăn phải vi nhựa sẽ thải ra phân có khả năng... nổi tốt hơn (hãy nghĩ đến túi ni lông nổi trên mặt nước), từ đó chìm chậm hơn. […]
(https://cuoituan.tuoitre.vn)
Câu 1 (0.5 điểm): Chỉ ra yếu tố phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
Câu 2 (0.5 điểm): Từ thông tin vi nhựa đến từ ba nguồn kể trên với tỉ lệ lần lượt là 84%, 5% và 11%, xác định nguồn phát tán hạt vi nhựa với tỉ lệ 84%.
Câu 3 (1.0 điểm): Nêu mục đích của tác giả khi tạo lập văn bản.
Câu 4 (1.0 điểm): Nhận xét tác dụng các động từ lấp đầy, cuốn theo, xâm nhập, bao vây được tác giả sử dụng trong nhan đề và sapo.
Câu 5 (1.0 điểm): Từ thông tin “Những hạt này có thể theo gió mà bay hàng ngàn cây số và ảnh hưởng đến sự hình thành mây, nghĩa là chúng có khả năng can thiệp vào nhiệt độ, lượng mưa, thậm chí biến đổi khí hậu” hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên.
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Nguyễn Huỳnh, 26 tuổi, nghỉ việc thiết kế để tự kinh doanh. Huỳnh cùng bạn nhập tre từ Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng,… về TP. Hồ Chí Minh, vệ sinh qua nhiều bước để thay ly nhựa đựng cà phê cho khách. Mỗi ngày, quán nhỏ đón hàng trăm bạn trẻ, nhiều người phải chờ đến hôm sau.
(https://thanhnien.vn)
Trong vai trò của một bạn trẻ đã dùng qua sản phẩm cà phê đựng trong ống tre, anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 200 chữ) thể hiện suy nghĩ của bản thân về cách ứng xử tích cực của người trẻ với môi trường tự nhiên.
Câu 2 (4.0 điểm): Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về nghịch cảnh trong cuộc sống hằng ngày.
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm)
Câu | Đáp án |
Câu 1 | Yếu tố phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu,.. (Hs chỉ cần trả lời được một yếu tố) |
Câu 2 | Nguồn phát tán hạt vi nhựa với tỉ lệ 84%: Trên đường sá, lốp xe và phanh bị mài mòn, ném vô số vi nhựa vào không khí. |
Câu 3 | Mục đích của tác giả khi tạo lập văn bản: - Cung cấp thông tin chính xác, khách quan về vấn đề hạt vi nhựa trong mối quan hệ với con người và tự nhiên. - Tác động đến nhận thức của mọi người, hướng đến thay đổi hành vi, lối sống. (Hs trả lời được mỗi ý 0.5 điểm) |
Câu 4 | Tác dụng các động từ lấp đầy, cuốn theo, xâm nhập, bao vây được tác giả dùng ở nhan đề và sapo: - Nội dung: Gợi ra hành trình, hoạt động của vi nhựa, tác động mạnh đến nhận thức của người đọc cho thấy được tốc độ, sự nguy hiểm của vi nhựa. - Hình thức: Diễn đạt giàu hình ảnh, sinh động,... (Hs trả lời được ý nội dung 0.75 điểm, ý hình thức 0.25 điểm) |
Câu 5 | Từ thông tin “Những hạt này có thể theo gió mà bay hàng ngàn cây số và ảnh hưởng đến sự hình thành mây, nghĩa là chúng có khả năng can thiệp vào nhiệt độ, lượng mưa, thậm chí biến đổi khí hậu” trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên. (Từ 3 đến 5 câu) - Hs thể hiện suy nghĩ của bản thân. Gợi ý: Con người đang phải gánh chịu những tác động xấu từ tự nhiên; con người đã và đang có những tác động tiêu cực đến thế giới tự nhiên;.… Chú ý: + Hs thể hiện được suy nghĩ hợp lí, diễn đạt mạch lạc: 1.0 điểm. + Hs thể hiện được suy nghĩ hợp lí, diễn đạt khá mạch lạc:0.75 điểm. + Hs chưa thể hiện rõ suy nghĩ, diễn đạt chung chung: 0.5 điểm + Hs chưa thể hiện rõ suy nghĩ, diễn đạt chưa mạch lạc: 0.25 điểm. |
B.PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)
Đáp án |
Câu 1: HS trình bày cảm nhận dựa trên suy nghĩ của mình. Sau đây là đáp án gợi mở:
+ Đúng độ dài 200 từ. + Đảm bảo bố cục 3 phần. + Không sai chính tả, lặp từ….
|
Câu 2:
Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. |
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về nghịch cảnh. Hướng dẫn chấm:
|
HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới: * Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề. * Triển khai vấn đề nghị luận: + Giải thích khái niệm: Nghịch cảnh là hoàn cảnh không thuận lợi, không bình thường mà chứa đựng những éo le, ngang trái, khó khăn trong một lĩnh vực nào đó của cuộc sống con người. +Thể hiện quan điểm của người viết có thể triển khai ý theo gợi ý sau: cuộc sống đói nghèo, thiên tai, chiến tranh, những tai họa bất ngờ… - Sự chi phối của nghịch cảnh tới cuộc sống mỗi người: nghịch cảnh là điều hầu như không tránh khỏi trong cuộc sống, tùy theo thái độ của mỗi người mà nghịch cảnh có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới cuộc sống của họ. ++Nghịch cảnh có thể trở thành áp lực và dộng lực tôi luyện ý chí kiên cường của con người, giúp họ có sức mạnh, quyết tâm để có thể chiến thắng, đứng vững và phát triển cao hơn – và mỗi lần chiến thắng con người có thêm sức mạnh, trải nghiệm, có được sự tin tưởng và coi trọng từ những người xung quanh… ++ Với những người ngại gian khổ, ý chí bạc nhược, yếu đuối, thiếu tự tin và tự trọng thì nghịch cảnh sẽ là bức tường ngăn họ với tới chiến thắng, họ sẽ chấp nhận thất bại và đầu hàng số phận, đổ lỗi cho hoàn cảnh thay vì đương đầu để vượt qua và chiến thắng nó. - Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện vấn đề làm thế nào để chiến thắng nghịch cảnh: ++ Chấp nhận đương đầu và vượt qua nó. ++ Phát huy cao nhất sức mạnh nội lực của chính bản thân mình, không thụ động, ỷ lại hay cầu cứu sự giúp đỡ từ bên ngoài, sáng suốt bản lĩnh để chấp nhận đương đầu với khó khăn. ++Phát huy cao nhất sức mạnh nội lực của chính bản thân mình, không thụ động ý lại hay cầu cứu sự giúp đỡ từ bên ngoài, sáng suốt, bản lĩnh để chấp nhận đương đầu với khó khăn. ++ Không nên cao ngạo khước từ sự giúp đỡ chân thành của người thân và bạn bè trên con đường vượt qua khó khăn của nghịch cảnh. ++Không mãn nguyện dừng lại sau mỗi lần chiến thắng, luôn nhớ: khó khăn, nghịch cảnh vẫn thường đồng hành với cuộc sống con người. * Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1 điểm – 1.75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm. |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
Đề thi Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 9
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận