Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 9 CTST: Đề tham khảo số 3
Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 9 CTST: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Chung nghĩa đồng bào
Bao sinh linh oằn trong sóng dữ
Mắt người bầm chớp giật mưa chan
Bao thảm cảnh trời nghiêng núi lở
Biết mấy đau thương ập xuống cơ hàn.
Những phận người trôi theo bọt lũ
Sóng Thủy Tinh cuộn đỏ Hồng Hà
Những mái ấm bỗng vùi trong lòng đất
Miền Bắc đau khi bão tố tràn qua.
Vâng là nỗi đau quặn thắt
Ơi bí bầu chung núm ruột liền nhau
Một miếng sẻ chia tình đồng bào cao cả
Nối vòng tay bắc lại nhịp cầu
Cơn ấm lạnh thấm vào tình dân tộc
Ngựa chung tàu đâu quản buổi gian nan
Tình ruột thịt vỗ về nhân ái
Chảy hồng tươi dòng máu Việt Nam
(Trương Ngọc Ánh - Báo mới trang thông tin điện tử 11/9/2024
Những trang thơ xúc động viết về cơn bão Yagi)
Câu 1 (0.5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2 (0.5 điểm). Ghi lại những từ ngữ khắc họa hình ảnh cơn bão Yagi mà tác giả sử dụng trong bốn dòng thơ đầu.
Câu 3 (1.0 điểm). Xác định chủ đề của bài thơ trên.
Câu 4 (1.0 điểm). Chỉ ra một biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ:
“Những mái ấm bỗng vùi trong lòng đất
Miền Bắc đau khi bão tố tràn qua”.
Câu 5 (1.0 điểm). Biến đổi khí hậu đang làm tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ, hạn hán... Và miền Bắc nước ta vừa phải trải qua cơn bão Yagi khủng khiếp. Theo em, cần làm gì để giảm thiểu sự biến đổi khí hậu ở nước ta nói riêng và toàn cầu nói chung? (Viết từ 3 – 5 dòng)
B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm). Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Chung nghĩa đồng bào” của Trương Ngọc Ánh.
Câu 2 (4.0 điểm). Từ nội dung văn bản trên, hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của “lòng nhân ái” trong cuộc sống.
TRƯỜNG THCS ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm)
Câu | Đáp án |
Câu 1 | Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: Biểu cảm. |
Câu 2 | - Những từ ngữ khắc họa hình ảnh cơn bão Yagi mà tác giả sử dụng trong bốn dòng thơ đầu: sóng dữ, chớp giật, mưa chan, trời nghiêng núi lở ... |
Câu 3 | - Chủ đề của bài thơ thể hiện sự đoàn kết và tình yêu thương giữa các thành viên trong cộng đồng trước những khó khăn và thử thách của cuộc sống. |
Câu 4 | - Học sinh chỉ ra một biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ: Những mái ấm bỗng vùi trong lòng đất Miền Bắc đau khi bão tố tràn qua - Biện pháp tu từ nhân hóa: Nhân hóa - Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Đồng thời nhấn mạnh sự tàn phá khủng khiếp của thiên tai đối với con người. |
Câu 5 | * HS tự trả lời theo nhận thức, quan điểm cá nhân. Sau đây là gợi ý: - Theo em để giảm thiểu sự biến đổi khí hậu ở nước ta nói riêng và toàn cầu nói chung: + Cần nhận thức đúng đắn về tác hại của việc biến đổi khí hậu và ý nghĩa của việc ngăn chặn sự biến đổi khí hậu. + Cần hành động:
|
B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Đáp án |
Câu 1. HS trình bày cảm nhận dựa trên suy nghĩ của mình song cần đảm bảo các ý sau: - Hình thức: + Đúng độ dài 200 từ. + Đảm bảo bố cục 3 phần. + Không sai chính tả, lặp từ…. - Nội dung * Mở đoạn: - Giới thiệu bài thơ "Chung nghĩa đồng bào" của Trương Ngọc Ánh. - Nêu hoàn cảnh sáng tác: viết về cơn bão Yagi và những thiệt hại nó gây ra. * Thân đoạn: - Nghệ thuật của bài thơ + Sử dụng từ ngữ gợi cảm: "oằn", "sóng dữ", "trời nghiêng núi lở" + Hình ảnh ấn tượng: "sóng Thủy Tinh", "dòng máu Việt Nam" + Biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ,… + Giọng điệu thơ: đau xót, thiết tha. - Nội dung bài thơ: + Khắc họa thảm cảnh do bão lụt: Thiên tai khốc liệt; Thiệt hại về người và của; Nỗi đau thương của đồng bào. + Thể hiện tình cảm đồng bào: Sự sẻ chia, đùm bọc; Tinh thần tương thân tương ái; Tình đoàn kết dân tộc. * Kết đoạn: - Đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ - Thông điệp nhân văn tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái lúc hoạn nạn, khó khăn. |
Câu 2. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận - Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận - Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về lòng nhân ái trong cuộc sống. Hướng dẫn chấm: - HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0.25 điểm. - HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0 điểm. |
c. Triển khai vấn đề nghị luận - Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. - HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: 1. Mở bài: Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận. 2. Thân bài: - Nêu khái niệm giải thích về lòng nhân ái: + Là tình yêu thương con người. + Là sự cảm thông, sẻ chia với nỗi đau của người khác. + Là tinh thần tương thân tương ái. - Biểu hiện của lòng nhân ái: + Sự quan tâm, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. + Sẵn sàng chia sẻ, đùm bọc những người kém may mắn. + Không thờ ơ trước nỗi đau của mọi người. + … - Ý nghĩa của lòng nhân ái trong cuộc sống: + Đối với cá nhân:
+ Đối với xã hội:
- Bài học nhận thức và liên hệ bản thân. 3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3.0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2.0 điểm – 2.75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 1.0 - 1.5 điểm. |
d. Chính tả, ngữ pháp - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. - Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
Đề thi Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 9
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận