Dễ hiểu giải địa lí 10 kết nối bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu

Giải dễ hiểu bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 10 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 9 KHÍ QUYỂN, CÁC YẾU TỐ KHI HẬU

Mở đầu

Câu hỏi: Các yếu tố khí hậu diễn ra như thế nào trong khí quyển?

Giải nhanh 

Trái Đất là hành tinh có kích thước đủ lớn giữ được bầu khí quyển bao quanh. Tất cả các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, khí áp, gió, mưa,... diễn ra trong khí quyển đều có những quy luật riêng, đồng thời có mối liên hệ và tác động lẫn nhau, tạo nên sự đa dạng, phức tạp của khi hậu Trái Đất

Hình thành kiến thức mới

Câu 1: Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 9.1, hãy:

- Nêu khái niệm khí quyền.

- Kể tên và xác định giới hạn của các tầng khí quyển.

Giải nhanh

- Khái niệm khí quyển: là lớp không khí bao quanh Trái Đắt, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.

- Giới hạn của các tầng khí quyền.

  • Tầng khuyếch tán (800km)
  • Tầng nhiệt (80 - 85km)
  • Tầng giữa (51 - 55km)
  • Tầng bình lưu (20 - 25km)
  • Tầng đối lưu (8 - 16km)

Câu 2: Dựa vào thông tin trong mục a và bảng 9, hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ ở bán câu Bắc.

Giải nhanh

  • Biểu hiện rõ rệt của quy luật phân bố nhiệt độ theo vĩ độ là sự hình thành các vòng đai nhiệt: vòng đai nóng, vòng đai ôn hoà, vòng đai lạnh và vòng đai băng giá vĩnh cửu.
  • Ranh giới của các vòng đai nhiệt được xác định dựa vào các đường đẳng nhiệt trung bình năm 20°C và các đường đẳng nhiệt 10°C và 0°C của tháng nóng nhất.

Câu 3: Dựa vào thông tin mục b và hình 9.2, nhận xét và giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt độ ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 52°B.

Giải nhanh 

* Biên độ nhiệt tăng dần từ đại dương vào trong lục địa:

  • Ở bờ ven đại dương có biên độ nhiệt thấp nhất (Valenxia: 90C).
  • Tiến vào phía trong lục địa biên độ nhiệt tăng dần (Podơnan: 210C và Vacxava: 230C).
  • Vùng nội địa có biên độ nhiệt cao nhất (Cuốcxcơ: 29 0C).

* Nguyên nhân: Do sự nóng lên và lạnh đi khác nhau giữa lục địa và đại dương.

  1. Vùng biển hấp thu nhiệt chậm đồng thời tỏa nhiệt chậm nên chênh lệch nhiệt độ thấp, mặt khác khí hậu được điều hòa bởi nguồn ẩm dồi dào.
  2. Càng vào sâu bên trong, tính lục địa càng tăng: do lục địa hấp thụ nhiệt nhanh và tỏa nhiệt cũng rất nhanh nên chênh lệch nhiệt độ lớn, khí hậu khắc nghiệt.

Câu 4: Đọc thông tin trong mục c và hình 9.3, trình bày sự thay đổi nhiệt độ không khí theo địa hình.

Giải nhanh

- Nhiệt độ không khí trong tằng đối lưu giảm dân theo độ cao, trung bình giảm đi 0,6°C khi độ cao tăng lên 100 m.

- Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi do liên quan đên góc chiêu của tia sáng mặt trời tới bê mặt đât.

Câu 5: Dựa vào thông tin và hình trong mục a, hãy: 

- Nêu các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp trên Trái Đất.

- Trình bày sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất.

* Các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp trên Trái Đất: Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: nhiệt độ cao, không khí nở ra, tỉ trọng giảm, khí áp giảm và ngược lại, nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng, khí áp tăng.

* Trình bày sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất.

  - Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khí áp giảm.

  - Khí áp thay đổi theo độ âm: không khi chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô.

  - Khí áp giảm, ngược lại, không khí khô thì khí áp tăng.

Ngoài ra, khí áp còn thay đỏi theo thành phần không khi.

Câu 6. Dựa vào thông tin và các hình trong mục b, hãy trình bày một số loại gió chính trên Trái Đất và gió địa phương.

Giải nhanh

* Một số loại gió chính trên Trái Đất:

 - Gió Mậu dịch: thổi từ đai áp cao cận chí tuyên về đai áp thấp xích đạo, có hướng và tốc độ tương đôi ôn định quanh năm, ở bán câu Bắc có hướng đông bắc, ở bán cầu Nam có hướng đông nam, tính chât của gió nói chung là khô.

 - Gió Tây ôn đới là gió thổi quanh năm từ đai áp cao cận chí tuyến về đai áp thấp ôn đới theo hướng tây nam ở bán câu Bắc, hướng tây bắc ở bán câu Nam và thường có độ ẩm cao, gây mưa.

 - Gió Đông cực là gió thổi từ vùng áp cao cực vẻ áp thấp ôn đới theo hướng đông bắc ở bán câu Bắc và hướng đông nam ở bán câu Nam, rât lạnh và khô.

 - Gió mùa là gió thổi theo mùa, hướng và tính chất gió ở hai mùa trái ngược nhau. Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yêu do sự nóng lên hay lạnh đi không đêu giữa lục địa và đại dương (gió mùa ngoại chí tuyến) hoặc giữa hai bán cầu (gió mùa nội chí tuyến).

=> Gió mùa phân bố chủ yếu ở đới nóng như: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc O-xtrây-li-a và một số khu vực vĩ độ trung bình như: Đông Trung Quốc, Đông Nam Hoa Kỳ.

* Gió địa phương:

 - Gió đất và gió biển hình thành ở vùng ven biển, thay đổi hướng theo đêm và ngày. Nguyên nhân là do sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa đất liền và biển.

 - Gió fơn là loại gió vượt núi, nhiệt độ giảm đi và gây mưa ở sườn đón gió, khi vượt sang sườn bên kia, hơi nước giảm, nhiệt độ tăng lên, trở thành gió khô nóng.

Câu 7: Dựa vào thông tin trong mục a, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.

Giải nhanh

 1. Khí áp: Vùng áp thấp hút gió và đây không khí ẩm lên cao sinh ra mây, gây mưa như vùng Xích đạo. Ở vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được và chỉ có gió thổi đi nên ít mưa như vùng cực, vùng chí tuyến.

 2. Frông: Dọc các frông nóng hay lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị lạnh đi, gây ra mưa. Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều.

 3. Gió: Vùng nằm sâu trong lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thi mưa rất ít. Vùng có gió Mậu dịch hoạt động sẽ ít mưa, vùng có gió mùa hoạt động sẽ mưa nhiêu.

 4. Dòng biển: Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều. Nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít.

 5. Địa hình: Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, nhưng tới một độ cao nào đó, độ âm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa. Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiêu, sườn khuất gió thường mưa ít và khô ráo.

Câu 8: Dựa vào thông tin trong mục b và hình 9.7, nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

Giải nhanh

  - Nhìn chung, lượng mưa phân bố trên Trái Đất theo vĩ độ và theo khu vực. Lượng mưa phân bồ không đều theo vĩ độ và có sự xen kẽ giữa các vùng mưa nhiều và các vùng mưa ít. Mưa nhiêu nhất ở vùng Xích đạo, mưa tương đổi ít ở hai vùng chí tuyên, mưa nhiêu ở hai vùng ôn đới và mưa rât í† ở hai vùng cực.

  - Ở mỗi một vùng theo chiều đông - tây lại có sự phân hoá thành những khu vực có lượng mưa khác nhau do tác động của địa hình, dòng biển, vị trí gần biển hay xa biển,...

Luyện tập

Câu 1: Trình bày đặc điểm phân bố nhiệt độ trên Trái Đất.

Giải nhanh

* Nhiệt độ phân bố theo vĩ độ: Biểu hiện rõ rệt của quy luật phân bố nhiệt độ theo vĩ độ là sự hình thành các vòng đai nhiệt: vòng đai nóng, vòng đai ôn hoà, vòng đai lạnh và vòng đai băng giá vĩnh cửu. Ranh giới của các vòng đai nhiệt được xác định dựa vào các đường đẳng nhiệt trung bình năm 20°C và các đường đẳng nhiệt 10°C và 0°C của tháng nóng nhát.

* Nhiệt độ phân bố theo lục địa và đại dương

  • Bề mặt đất nhận nhiệt nhanh hơn và toả nhiệt cũng nhanh hơn bề mặt nước. Vì vậy vào mùa hạ, lục địa có nhiệt độ cao hơn đại dương; còn vào mùa đông. lục địa có nhiệt độ thắp hơn đại dương. Các địa điểm nằm sâu trong lục địa thường có biên độ nhiệt độ lớn hơn các địa đểm nằm gần đại dương.
  • Những địa điểm có nhiệt độ trung bình năm cao nhất và những địa điểm có nhiệt độ trung bình năm thắp nhất đều nằm trên lục địa. Hoang mạc Xa-ha-ra là nơi có nhiệt độ trung binh năm cao nhất, tới trên 40°C. Lục địa Nam Cực có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất, có nơi xuống tới -57°C.
  • Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn thay đổi theo bờ đông và bờ tây lục địa, do ảnh hưởng của các dòng biển nóng, lạnh.

* Nhiệt độ phân bố theo địa hình: Nhiệt độ không khí trong tằng đối lưu giảm dân theo độ cao, trung bình giảm đi 0,6°C khi độ cao tăng lên 100 m. Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi do liên quan đến góc chiêu của tia sáng mặt trời tới bê mặt đât.

Giải nhanh 

   Khí áp trên Trái Đất phân bố thành các đai áp cao và áp thấp xen kẽ nhau và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. Không khí di chuyển từ nơi có khí áp cao tới nơi có khí áp thấp tạo nên gió.

Vận dụng

Chọn một trong hai nhiệm vụ sau: 

Câu 1. Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích hiện tượng thời tiết trong câu thơ sau của nhà thơ Thuý Bắc:

"Trường Sơn Đông

Trường Sơn Tây

Bên nắng đốt

Bên mưa quây..." 

Giải nhanh 

  - Hiện tượng thời tiết đó là hiện tượng gió lào, còn gọi là gió mùa Tây Nam

  - Phạm vi hoạt động: phía Nam của Tây Bắc

  - Thời gian hoạt động: mùa hạ ở miền Nam, Bắc và vào tháng 9 ở Trung Bộ.

Câu 2: Tại sao vào mùa nóng bức, người dân ở vùng đông bằng và các đô thị rất thích đi du lịch, nghỉ dưỡng ở Sa Pa và Đà Lạt?

Giải nhanh

  Vùng núi là những nơi cao,nhiệt độ thấp làm mát mẻ về mùa hè (càng lên cao,không khí càng loãng,hấp thụ nhiệt của mặt trời mà trái đất bức xạ lại ít hơn).

Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:

Câu 1: Tìm hiểu về một con sông hoặc nhỏ lớn trên thế giới:

* Sông Nin:

   Sông Nin là một con sông quốc tế, dài hơn 6000 km, chảy qua mười quốc gia trên lục địa Châu Phi. Mặc dù từ lâu nó đã được coi là con sông dài nhất thế giới, nó hiện đứng thứ hai, bị vượt qua bởi Amazon sau khi xác định lại nguồn gốc của nó. Nó luôn là nguồn sống quan trọng của cư dân trong thung lũng của nó, mang lại màu mỡ dồi dào và phục vụ cho sự phát triển của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Nó cũng có tác động đến kinh tế, văn hóa, du lịch và cuộc sống hàng ngày của lục địa châu Phi.

Câu 2: Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở địa phương em.

- HS tự tìm hiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở địa phương em.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác