Dễ hiểu giải địa lí 10 kết nối bài 32: Viết báo cáo tìm hiểu một vấn đề về công nghiệp

Giải dễ hiểu bài 32: Viết báo cáo tìm hiểu một vấn đề về công nghiệp. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Địa lí 10 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 32: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN 

VÀ PHÂN BỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI

I. Tìm hiểu sự phát triển một số ngành công nghiệp

Câu 1: Cho bảng số liệu sau:

BÀI 32: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI

a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện trên thế giới, giai đoạn 1990 - 2020.

- Lấy năm 1990 = 100%, tính tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện qua các năm.

- Vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ, trục tung thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện (%), trục hoành thể hiện thời gian (năm).

b. Dựa vào biểu đồ, em hãy nhận xét tình hình tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện trong giai đoạn trên.

Giải nhanh

a. Bảng tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện trên thế giới, giai đoạn 1990 - 2020

Năm1990200020102020
Dầu mỏ100 113.95125.99131.89
Điện100127.07 177.23 217.54

* Biểu đồ

BÀI 32: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI

b. Nhận xét tình hình tăng trưởng sản lượng dầu mỏ và điện trong giai đoạn trên:

- Sản lượng điện và dầu mỏ đều tăng trong giai đoạn 1990 – 2020.

- Tốc độ tăng trưởng của sản lượng điện tăng nhanh hơi tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ.

Tốc độ tăng trưởng Điện đến năm 2020: 217,54%

Tốc độ tăng trưởng Dầu mỏ đến năm 2020: 131,89%

II. Viết báo cáo về một vấn đề của ngành công nghiệp

Câu 2: Dựa vào các bản đồ trong bài 30. Địa lí các ngành công nghiệp và hiểu biết của bản thân, em hãy lựa chọn một trong những ngành công nghiệp đã học và viết báo cáo về một vấn đề của ngành công nghiệp em đã chọn.

Giải nhanh

Phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở Việt Nam trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Bài tham khảo

Với tốc độ tăng trưởng bình quân 7%/năm trong 5 năm qua (2016-2020), công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nhiều địa phương đang đẩy mạnh tốc độ đầu tư cho ngành công nghiệp này.

TP. Hồ Chí Minh là ví dụ điển hình. 

Hiện nay, chế biến lương thực - thực phẩm là một trong bốn ngành trọng điểm của thành phố, chiếm gần 14% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Ngành chế biến lương thực - thực phẩm trên địa bàn thành phố đang từng bước chuyển sang phát triển theo chiều sâu, nhiều sản phẩm có chất lượng, thương hiệu uy tín chiếm lĩnh thị trường trong nước thay thế hàng nhập khẩu, thậm chí đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Năm 2021, dù ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid- 19 nhưng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của TP. Hồ Chí Minh vẫn đạt được mức tăng trưởng dương. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đến tháng 11/2021 đạt trên 109,05 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2020 (92,5 tỷ USD). Kết quả này có những đóng góp không nhỏ của ngành lương thực, thực phẩm khi đóng góp gần 13,8% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của thành phố.

Tuy nhiên, kể từ khi làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 bùng phát và diễn biến phức tạp trên địa bàn, hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành lương thực, thực phẩm đã bị tác động nặng nề theo chiều hướng tiêu cực. Nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao từ 20- 50%, chuỗi cung ứng nguyên liệu bị đứt gãy khiến nhiều DN sản xuất lương thực, thực phẩm lâm vào tình trạng khan hiếm đầu vào. Tình trạng giãn cách xã hội khắt khe khiến thiếu hụt lao động để duy trì và vận hành hệ thống dây chuyền sản xuất.

Trong thời gian bình thường mới, thực tế tình hình khó khăn chung vì dịch bệnh, giá cả nguyên liệu đầu vào của sản xuất tăng cao, chi tiêu của người tiêu dùng có xu hướng giảm nhưng các DN đã sớm dự báo tình hình và chủ động trong việc sản xuất, điều phối nguồn nguyên liệu nhằm đảm bảo đủ hàng cho người dân trong giai đoạn mua sắm cuối năm, kể cả nếu thị trường có những biến động đột biến thì các DN vẫn đáp ứng được kịp thời. Các DN như Công ty Cổ phần Ba Huân (sản xuất, kinh doanh thịt và trứng gia cầm) đang đẩy mạnh sản xuất để sẵn sàng cung ứng khoảng 1,5 triệu quả trứng/ngày vào giai đoạn cao điểm mua sắm cuối năm, tăng hơn nửa triệu quả/ngày so với thời điểm bình thường. Hay Công ty Cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan), sau thời gian phải thu hẹp kinh doanh do dịch bệnh, hiện DN đang tăng tốc sản xuất để bổ sung sản lượng hàng hóa phục vụ thị trường dịp cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán. Công ty đã đầu tư hơn 754 tỷ đồng để sản xuất 2.800 tấn thịt lợn xô lọc (tăng 8% so với cùng kỳ năm trước) và 4.200 tấn thịt chế biến (tăng 6%)...

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác