Đáp án Lịch sử 7 kết nối bài 14 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
Đáp án bài 14 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử 7 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nội dung chính trong bài:
- BÀI 14. BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG- NGUYÊN ...
- 1. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258 ...
- 2. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 ...
- 3. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288 ...
- 4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống qu ...
- LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG ...
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 14. BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG- NGUYÊN
1. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258
Câu 1: Dựa vào thông tin trong mục và lược đồ hình 1, hãy trình bày những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258.
Đáp án chuẩn:
1/1258:
- 3 vạn quân Mông Cổ xâm lược.
- Trận Bình Lệ Nguyên: vua Trần Thái Tông tạm rút lui.
- Kế "vườn không nhà trống".
- Tấn công Đông Bộ Đầu: Mông Cổ thua, rút chạy.
- Bị chặn đánh tại Quy Hoá.
2/1258: Thắng lợi.
Câu 2: Câu nói của Trần Thủ Độ trong tư liệu 1 thể hiện điều gì về tinh thần đánh giặc của quân dân nhà Trần?
Đáp án chuẩn:
- Tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, quyết không khoan nhượng, không lùi bước trước kẻ thù xâm lược.
- Sự dũng cảm, gan dạ, ý chí sắt đá và lòng tự tôn, tự chủ của dân tộc ta.
2. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285
Câu 1: Khai thác tư liệu 2,3, em hãy rút ra điểm chung về tinh thần chiến đấu của vua tôi nhà Trần.
Đáp án chuẩn:
- Đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.
- Tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, quyết không khoan nhượng.
- Sự dũng cảm, gan dạ, ý chí sắt đá và lòng tự tôn, tự chủ mạnh mẽ.
Câu 2: Trình bày tóm tắt những nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 trên lược đồ.
Đáp án chuẩn:
1/1285:
- 50 vạn quân Nguyên xâm lược.
- Quân ta rút về Vạn Kiếp.
- Kế "vườn không nhà trống", rút về Thiên Trường.
- Phá tan kế hội quân của Toa Đô và Thoát Hoan.
- Quân Nguyên rút về Thăng Long.
5/1285: Phản công, thắng lợi nhiều nơi, giải phóng Thăng Long.
- Kết thúc: Thắng lợi.
3. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288
Câu 1: Trình bày tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288 trên sơ đồ trục thời gian/lược đồ.
Đáp án chuẩn:
Diễn biến:
- Cuối 1287: Quân Nguyên ồ ạt tiến vào, bị chặn đường đến Thăng Long.
- Trần Khánh Du phục kích đoàn thuyền địch, thắng lợi.
- Đầu 1288: Quân Nguyên chiếm Thăng Long, trúng kế "vườn không nhà trống".
- Thoát Hoan kéo quân sang Vạn Kiếp, chia hai đường thuỷ - bộ về nước.
- Nhà Trần phản công, Trần Quốc Tuấn mai phục tại Bạch Đằng.
Kết quả:
- Trận Bạch Đằng đại thắng.
- Kháng chiến kết thúc thắng lợi.
4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên
Câu 1: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
Đáp án chuẩn:
- Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.
- Kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo của nhà Trần.
- Sự lãnh đạo, chỉ huy tài tình của các vị vua và danh tướng nhà Trần.
Câu 2: Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên.
Đáp án chuẩn:
- Bảo vệ độc lập dân tộc.
- Chống giặc ngoại xâm.
- Bài học quý giá: đoàn kết, sức mạnh toàn dân.
- Ngăn chặn xâm lược, làm suy yếu Mông Nguyên.
LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
Câu 1: Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây về ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
Đáp án chuẩn:
Cuộc kháng chiến | Kế hoạch kháng chiến của nhà Trần | Những chiến thắng tiêu biểu | Kết quả |
Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258 | Thi hành kế sách “vườn không nhà trống”. | Chiến thắng Đông Bộ Đầu. | Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. |
Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 | Thực hiện kế sách "vườn không nhà trống". | - Phá vỡ kế hoạch hội quân của Toa Đô và Thoát Hoan tại Thiên Trường. - Phản công giải phóng Thăng Long. | - Quân giặc rút chạy về nước. - Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. |
Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288 | - Tiếp tục sử dụng kế “vườn không nhà trống”. - Bố trí trận địa mai phục tại cửa sông Bạch Đằng. - Thực hiện kế hoả công. | Chiến thắng Bạch Đằng. | Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. |
Câu 2: Từ kiến thức đã học ở bài 13 và bài 14, em hãy đánh giá ngắn gọn về vai trò của các nhân vật lịch sử: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông đối với nhà Trần và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.
Đáp án chuẩn:
Trần Thủ Độ:
- Là người có công dựng nước, có tài trị nước và thao lược hơn người.
- Là người đã đưa ra những kế sách tài tình, giữ vai trò chỉ huy chính trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên năm 1258.
- Góp phần cổ vũ, khích lệ, giữ vững tinh thần đấu tranh quyết chiến, quyết thắng của quân dân Đại Việt.
Trần Quốc Tuấn:
- Giữ vai trò tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến.
- Đưa ra những chủ trương đúng đắn dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.
- Là người khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ".
Câu 3: Chiến thắng của ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên đã để lại cho chúng ta bài học gì đối với công cuộc bào vệ tổ quốc hiện nay?
Đáp án chuẩn:
- Phải biết chăm lo cho đời sống nhân dân.
- Không ngừng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
- Cố gắng phát huy sức mạnh toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận