Tóm tắt kiến thức lịch sử 7 kết nối bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 7 kết nối bài 14 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
1. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN MÔNG CỔ NĂM 1258
- Từ cuối năm 1257, quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược Đại Việt, nhà Trần đã chủ động đề ra kế hoạch đối phó: tăng cường phòng thủ ở biên giới, chuẩn bị lực lượng, vũ khí
- Diễn biến:
+ Tháng 1 - 1258, 3 vạn quân Mông Cổ do tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào Đại Việt .
+ Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy chặn giặc ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm rút lui để bảo toàn lực lượng.
+ Nhà Trần đã thi hành kế sách “vườn không nhà trống” quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long nhưng chỉ là một toà thành trống rỗng.
+ Trước tình cảnh khó khăn của quân giặc, nhà Trần mở cuộc tấn công quyết định vào Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long, đến phủ Quy Hoá (khu vực Yên Bái, Lào Cai ngày nay) lại bị dân binh địa phương chặn đánh.
+ Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi sau chưa đầy một tháng.
2. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN NGUYÊN NĂM 1285
- Mục đích xâm lược Chăm-pa và Đại Việt của nhà Nguyên là nhằm mở rộng phạm vi thống trị, đô hộ và thôn tính các nước khác. Nhà Nguyên đánh Chăm-pa trước là để phối hợp thực hiện kế hoạch “gọng kìm”, nhanh chóng đánh bại Đại Việt.
- Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285:
+ Tháng 1 - 1285, hơn 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt. Trần Quốc Tuấn cho lui quân về đóng ở Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương).
+ Nhà Trần tiếp tục thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” rút từ Thăng Long về Thiên Trường (Nam Định).
+ Quân dân nhà Trần kiên cường chiến đấu, bảo vệ được bộ chỉ huy kháng chiến, phá vỡ kế hoạch hội quân của Toa Đô và Thoát Hoan tại vùng Thiên Trường, từng bước làm tiêu hao lực lượng địch.
+ Quân Nguyên rút về Thăng Long chờ tiếp viện trong tình cảnh thiếu lương thực và bị động đối phó trước các cuộc tập kích của quân dân nhà Trần.
+ Tháng 5 - 1285, nhà Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội) rồi tiến vào giải phóng Thăng Long. Quân giặc phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
3. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN NGUYÊN NĂM 1287-1288
- Sau hai lần thất bại thảm hại, khiến vua Nguyên vô cùng tức tối, đã tiếp tục cử Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân theo hai đường thuỷ, bộ tấn công Đại Việt lần thứ ba.
- Đoán được đã tâm và ý đồ xâm lược của kẻ thù, nhà Trần lại tích cực ngày đêm chuẩn bị kháng chiến.
- Cuối năm 1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào Đại Việt. Quân dân nhà Trần chặn đường tiến quân của giặc đến Thăng Long.
- Trần Khánh Dư bố trí quân phục kích, tấn công đoàn thuyền lương của quân Nguyên, giành thắng lợi tại Vân Đồn - Cửa Lục (Quảng Ninh). Đầu năm 1288, quân Nguyên chiếm Thăng Long, nhưng vẫn trúng kế “vườn không nhà trống” của nhà Trần.
- Ngày càng lâm vào tình cảnh khó khăn, Thoát Hoan quyết định rút quân sang Vạn Kiếp rồi về nước.
- Nhà Trần quyết định tổ chức phản công và bố trí trận địa mai phục tại sông Bạch Đằng. Trận Bạch Đằng đại thắng, cánh quân bộ trên đường tháo lui cũng bị quân dân nhà Trần đánh cho tan tác. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 - 1288 kết thúc thắng lợi.
4. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN MÔNG – NGUYÊN
a) Nguyên nhân thắng lợi
- Là kết quả của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.
- Nhà Trần đã đề ra kế sách đánh giặc đúng đắn và sáng tạo: chủ động trong chuẩn bị kháng chiến, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu.
- Cuộc kháng chiến của quân dân nhà Trần được đặt dưới sự chỉ huy tài ba của vua Trần Thái Tông, Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông và các danh tướng như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật,... Đó là những anh hùng dân tộc góp công lớn vào các cuộc kháng chiến.
b) Ý nghĩa lịch sử
- Đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của kẻ thù, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.
- Là kì tích quân sự của Đại Việt vào thế kỉ XIII, đánh bại đế chế hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ; viết tiếp trang sử chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc, đóng góp vào truyền thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam.
- Để lại những bài học lịch sử quý giá: chăm lo sức dân, củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Góp phần ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước ở Đông Nam Á, góp phần làm suy yếu đế chế Mông - Nguyên.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận