Đáp án Lịch sử 7 kết nối bài 2 Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu
Đáp án bài 2 Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Lịch sử 7 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 2. CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ VÀ SỰ HÌNH THÀNH QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở TÂY ÂU
1. Các cuộc phát kiến địa lí lớn trong thế giới
Câu 1: Dựa vào hình 1 và thông tin trong mục, hãy giới thiệu nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới.
Đáp án chuẩn:
- 1487: B. Đi-a-xơ (Bồ Đào Nha) đến mũi Hảo Vọng (châu Phi).
- 1492: C. Cô-lôm-bô (Tây Ban Nha) tìm ra châu Mỹ.
- 1497: V. Ga-ma (Bồ Đào Nha) vòng qua châu Phi đến Ấn Độ.
- 1519-1522: Ph. Ma-gien-lăng (Tây Ban Nha) đi vòng quanh thế giới.
Câu 2: Theo em, cuộc phát kiến địa lí nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Đáp án chuẩn:
- Hành trình dài nhất: Vòng quanh thế giới, qua Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
- Chứng minh Trái Đất hình tròn: Củng cố học thuyết "Mặt Trời là trung tâm", "Trái Đất hình tròn".
- Hoàn thiện bản đồ thế giới: Mở đường cho các cuộc thám hiểm sau.
- Lật đổ tư tưởng sai lầm: Góp phần xóa bỏ quan điểm bảo thủ của Giáo hội Thiên Chúa.
Câu 3: Hãy trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí
Đáp án chuẩn:
- Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển, ...
- Đem về cho châu Âu khối lượng vàng bạc, nguyên liệu; thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp ở đây phát triển.
2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản và những biến đổi chính trị trong xã hội Tây Âu.
Câu 1. Hãy cho biết quá trình tích lũy vốn và tập trung nhân công của giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu như thế nào.
Đáp án chuẩn:
Tích lũy vốn:
- Cướp bóc tài nguyên thuộc địa (châu Á, Phi, Mỹ) về châu Âu.
- Tước đoạt ruộng đất, tư liệu sản xuất trong nước.
Tập trung nhân công:
- Bắt bán nô lệ da đen làm nhân công ở châu Âu, Mỹ.
- "Rào đất cướp ruộng", biến nông dân thành người làm thuê.
Câu 2. Nêu những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu.
Đáp án chuẩn:
Quan hệ:
- Chủ - thợ (chủ xưởng, chủ đồn điền) và người lao động làm thuê.
- Bóc lột giai cấp qua giá trị thặng dư.
Tình trạng:
- Người lao động không sở hữu tài sản.
- Chủ sở hữu nhà xưởng, ruộng đất, công cụ, nguyên liệu.
- Công nhân bán sức lao động với đồng lương thấp.
Hình thức sản xuất:
- Công nghiệp: công trường thủ công (phân tán, tập trung, hỗn hợp).
- Nông nghiệp: trang trại phú nông, nông trang địa chủ, trại ấp tư sản.
Câu 3. Hãy cho biết những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu giai đoạn này.
Đáp án chuẩn:
Giai cấp mới:
- Xuất hiện: tư sản, vô sản.
- Mâu thuẫn: Tư sản - phong kiến, tư sản - vô sản.
- Mâu thuẫn cũ: nông dân - phong kiến.
- Học thuyết mới: tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
Câu 1. Trong các hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, theo em, hệ quả nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Đáp án chuẩn:
Hệ quả quan trọng nhất là "Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển,..." vì:
- Giải quyết vấn đề cấp thiết phải tìm ra con đường thương mại mới giữa phương Đông và châu Âu.
- Đáp ứng đúng mục tiêu đã đặt ra.
Câu 2. Theo em, biến đổi lớn nhất của xã hội Tây Âu thời kì này là gì?
Đáp án chuẩn:
Sự xuất hiện của hai giai cấp mới: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Câu 3. Một hậu quả của phát kiến địa lí là dẫn đến làn sóng xâm lược thuộc địa và cướp bóc thực dân. Em hãy tìm hiểu thêm và cho biết Việt Nam đã từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của nước nào?
Đáp án chuẩn:
Việt Nam đã từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của Pháp (1858) do hậu quả của các cuộc phát kiến địa lí, dẫn đến làn sóng xâm lược thuộc địa và cướp bóc thực dân.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận