Tóm tắt kiến thức lịch sử 7 kết nối bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 7 kết nối bài 2 Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2: CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ VÀ SỰ HÌNH THÀNH QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở TÂY ÂU

1. CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ LỚN TRÊN THẾ GIỚI

a) Sơ lược về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn

- Năm 1487: B. Đi-a-xơ đến được mũi Hảo Vọng (mũi cực Nam châu Phi).

- Năm 1492: C. Cô-lôm-bô đi về phía tây, vượt Đại Tây Dương tìm ra châu lục mới (hiểu nhầm đó là Tây Ấn Độ).

- Năm 1497: V. Ga-ma cũng đi vòng qua điểm cực Nam châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Ấn Độ).

- Từ năm 1519 đến năm 1522: Đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lăng hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.

b. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí

- Mở ra con đường mới, tìm vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.

- Đem về cho châu Âu khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu; thúc đẩy nền thương nghiệp ở đây phát triển.

- Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa.  

2. SỰ NẢY SINH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CHÍNH TRONG XẪ HỘI TÂY ÂU

a) Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản

- Quá trình tích luỹ vốn và tập trung nhân công của giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu làm nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu được tiến hành thông qua các hình thức:

+ Đẩy mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên từ các nước thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mỹ đem về châu Âu.

+ Dùng bạo lực và nhiều thủ đoạn để tước đoạt ruộng đất của nông nô, tư liệu sản xuất của thợ thủ công,... như “rào đất cướp ruộng”.

+ Bán nô lệ da đen từ châu Phi cho các chủ đồn điền, hầm mỏ ở châu Âu, châu Mỹ làm nhân công.

- Những biểu hiện của sự nảy sinh CNTB ở Tây Âu:

+ Giai cấp tư sản ra sức mở rộng kinh doanh, lập các công trường thủ công, những đồn điền quy mô lớn và cả các công ti thương mại.

+ Hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: quan hệ bóc lột giữa chủ (giai cấp tư sản) với thợ (giai cấp vô sản).

b) Sự biến đổi của xã hội Tây Âu

- Hình thành các giai cấp mới trong xã hội:

+ Giai cấp tư sản:

  • Vốn là những người thợ cả đứng đầu phường hội, những thương nhân hoặc thị dân giàu có,... trở thành chủ công trường thủ công, chủ đồn điền hoặc nhà buôn lớn,...

  • Nắm giữ nhiều của cải, có thế lực kinh tế, nhưng chưa có địa vị chính trị trong xã hội.

+ Giai cấp vô sản:

  • Gồm những người lao động làm thuê cho chủ tư bản.

  • Trong thời gian đầu, họ đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng chống chế độ phong kiến lỗi thời.

- Mối quan hệ: tư sản bóc lột vô sản.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức lịch sử 7 KNTT bài 2 Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu, kiến thức trọng tâm lịch sử 7 kết nối tri thức bài 2 Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu, Ôn tập lịch sử 7 kết nối bài 2 Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Bình luận

Giải bài tập những môn khác